Đột biến gen giúp con người chịu lạnh tốt hơn

06-03-2021 14:16 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Trong cuộc sống hàng ngày, có người chịu lạnh tốt, người chịu lạnh kém. Điều này vừa được các nhà khoa học cho biết, nó liên quan đến đột biến gen α-actinin-3.

Viện Karolinska Institutet (KI), Thụy Điển vừa tìm ra đột biến gen cho biết, gen này tham gia vào quá trình tiết kiệm năng lượng, giúp con người chịu lạnh tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện thấy, có tới 20% dân số thế giới mang đột biến gen này. Đây là đột biến di truyền làm ngưng sản xuất protein α-actinin-3, hợp chất quan trọng đối với sợi cơ xương. Nó hiện diện trong nhóm người có cơ co rút nhanh chứ không tồn tại ở nhóm có cơ co rút chậm. Những người không có α-actinin-3 có tỷ lệ sợi cơ phản ứng chậm hơn, vì thế cơ thể họ có xu hướng tiết kiệm năng lượng bằng cách tạo ra trương lực cơ thông qua các cơn co thắt, thay vì run rẩy ở nhóm người bình thường.

Khả năng chịu lạnh của con người do đột biến genKhả năng chịu lạnh của con người bị chi phối bởi đột biến gen.

Từ lâu khoa học biết rằng, những người thiếu α-actinin-3 có khả năng giữ nhiệt và xử lý năng lượng, chịu đựng khí hậu khắc nghiệt tốt hơn và nay qua nghiên cứu của Viện Karolinska Institutet xác nhận được cơ chế sinh học cụ thể. Sự thiếu đi protein này mang lại khả năng phục hồi tốt hơn khi gặp lạnh.

Kết luận trên rút ra từ nghiên cứu ở chuột trước khi áp dụng ở 42 người đàn ông ngồi trong nước lạnh 14 độ C để đo nhiệt độ và cơ bắp kéo dài 20 phút/lần, 10 phút giải lao, tổng cộng lên đến 2 giờ. Tỷ lệ những người tham gia có thể giữ nhiệt độ cơ thể trên 35,5 độ C cao hơn ở những người có đột biến α-actinin-3 so với những người không có đột biến. Nói cách khác, đột biến gen đã giúp những tình nguyện viên tiết kiệm năng lượng hiệu quả và chống chọi với cái lạnh tốt hơn.


Ngọc Anh
Ý kiến của bạn