Theo lời kể của mẹ bé K., trước đó cháu có nghịch đồ chơi tại nhà, một lúc sau thì xuất hiện tình trạng ho, nôn và cháu có kể với bố mẹ đã ngậm và nuốt đồng xu khi đang chơi, sau đó gia đình đã lập tức đưa bé đến bệnh viện đa khoa Đức Giang để lấy đồng xu ra khỏi họng cho cháu.
Ngay khi tiếp nhận trường hợp của bé K, các bác sĩ đã nhanh chóng chỉ định chụp phim Xquang vùng ngực - cổ để xác định vị trí dị vật. Hình ảnh Xquang cho thấy dị vật là một hình tròn giống đồng xu vị trí ngang giữa cổ. Dị vật mắc kẹt có cạnh tròn xung quanh nên không gây tổn thương niêm mạc.
Sau khi có kết quả chụp Xquang, bé K. được các bác sĩ chỉ định tiến hành nội soi gắp dị vật ra. Chỉ sau 30 giây chiếc đồng xu đang mặc kẹt trong họng bé K. đã được bác sĩ Vũ Huy Hiền – Trưởng khoa Thăm dò chức năng lấy ra nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Hiện tại, Bé K. đã tỉnh táo, tình trạng ho, nôn không còn nữa, bé đã ăn uống bình thường trở lại và các bác sĩ đã cho bé K ra viện trở về nhà.
Hình ảnh XQuang thấy đồng xu nằm nằm ngang giữa cổ.
Các bác sĩ tiến hành thăm dò lấy dị vật ra khỏi em bé.
Làm thế nào khi con hóc dị vật?
Theo chia sẻ của bác sĩ Vũ Huy Hiền – Trưởng khoa Thăm dò chức năng, người trực tiếp thực hiện gắp dị vật cho bé K. khuyến cáo với những trường hợp mắc kẹt dị vật ở trẻ cần được cha mẹ đưa đến bệnh viện rất sớm, những hiểm nguy tiềm tàng có thể được kiểm soát tốt nhất có thể.
Cha mẹ không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm.
Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.
Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi.
Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.