Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?

30-12-2023 06:35 | Xã hội
google news

SKĐS - Từng được Bộ TN&MT đánh giá có chất lượng môi trường nước kém nhất trong 5 lưu vực sông ở miền Bắc cách đây 3 năm. Đến nay, tình trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy vẫn chưa được cải thiện.

Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?Sông Nhuệ ô nhiễm trầm trọng chảy quanh Hà Nội, vì sao khó xử lý?

SKĐS - Nhiều đoạn sông Nhuệ chảy qua địa bàn Hà Nội hiện bị ô nhiễm nặng nề, nước sông đen kịt và bốc mùi hôi thối. Trong khi đó, nhiều điểm hai bên bở sông trở thành nơi tập kết rác thải dân sinh.

Hơn 70 năm sống ven sông Đáy nhưng chưa khi nào ông Nguyễn Đức Quyền (thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức) lại chứng kiến dòng sông đoạn chảy qua địa bàn thôn ô nhiễm như những năm qua. Dòng nước đen kịt, mùi hôi thối xộc vào nhà, nhất là vào những ngày nồm ẩm.

Ông Quyền kể, hồi những năm 1995 - 1996, nước sông còn trong và sạch. Thanh niên trong làng thường rủ nhau xuống tắm sông vào mỗi buổi chiều. Nhiều hộ dân sống bám ven sông, sống bằng nghề đánh cá.

"Khoảng 15 năm nay, nước sông dần trở nên ô nhiễm nặng, không thể sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp. Dân phải bơm nước giếng khoan để tưới cho hoa màu", ông Quyền cho hay.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 2.

Nước sông Đáy đen kịt chảy qua địa bàn huyện Hoài Đức.

Sông Đáy bắt nguồn từ khu vực cống Cẩm Đình - Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, tiếp giáp với sông Hồng). Cụm công trình phân lũ sông Đáy (trong đó có cống Cẩm Đình - Hiệp Thuận) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, có nhiệm vụ đưa nước sông Hồng vào sông Đáy khi mực nước sông Hồng lên cao nhằm bảo vệ vùng Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, lần cuối sông Đáy được phân lũ sông Hồng đã cách đây hơn 50 năm. Nhiều năm qua, nguồn nước sông Hồng gần như không chảy vào sông Đáy do mực nước sông Hồng liên tục bị hạ thấp.

Theo ghi nhận của PV ngày 28/12, sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn huyện Hoài Đức, Quốc Oai... đen ngòm. Dù đứng xa dòng sông hàng trăm mét nhưng vẫn ngửi thấy mùi hôi thối nồng nặc. Một số địa điểm ven sông trở thành nơi tập kết rác như vải vụn, nệm cũ, xác động vật, vật liệu xây dựng...

Nhiều năm nay, sông Đáy được gọi với cái tên "dòng sông chết", ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, cuộc sống sinh hoạt của người dân. Hầu hết người dân sống ở khu vực này thường xuyên phải đóng kín cửa, đặc biệt là vào mùa hè, mùa trở gió.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 3.

Luống rau của ông Quyền ngay sát dòng sông Đáy

Tương tự, hai bờ sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội dài 62km cũng bị bồi lắng với hàng trăm cống xả thải thẳng ra lòng sông đen đặc, bốc mùi hôi thối.

Theo kết quả quan trắc được Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố năm 2020, sông Nhuệ - Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc. Trong 185 điểm quan trắc của năm lưu vực có 15 điểm ô nhiễm, riêng sông Nhuệ - Đáy chiếm 13 điểm.

Trả lời các kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV mới đây, Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) cho biết đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, thực hiện các giải pháp ngăn chặn ô nhiễm, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Châu Giang.

Theo đó, đã triển khai nhiều nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lưu vực sông như xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu môi trường, điều tra thống kê các nguồn thải, đánh giá và xử lý các điểm nóng ô nhiễm môi trường liên vùng và liên tỉnh…

Theo Bộ TNMT, cơ quan này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông Nhuệ - Đáy nhằm quản lý, ngăn chặn, hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông.

Ngoài ra, cơ quan này cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện kiểm soát nguồn thải vào lưu vực sông, triển khai các dự án khắc phục ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, xây dựng các hệ thống thu gom, tách nước mưa và nước thải sinh hoạt để xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường; áp dụng các giải pháp, phương án để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đối với khu vực dân cư; tổ chức quan trắc môi trường nước tại các sông…

Hình ảnh sông Đáy ô nhiễm:

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 4.

Số liệu được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố năm 2020, sông Nhuệ - Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 5.

Sau 3 năm, tình trạng ô nhiễm tại hai dòng sông này vẫn chưa được cải thiện.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 6.

Nước sông Đáy thường xuyên trong tình trạng có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 7.

Nhiều đoạn bị giảm lưu lượng dòng chảy do rác thải, bùn lầy đặc quánh.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 8.

Lần cuối sông Đáy được phân lũ sông Hồng đã cách đây hơn 50 năm.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 9.

Nhiều năm qua, nguồn nước sông Hồng gần như không chảy vào sông Đáy do mực nước sông Hồng liên tục bị hạ thấp.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 10.

Dù dòng sông ô nhiễm là vậy, nhiều hộ gia đình vẫn canh tác hoa màu, nông sản ngay sát hai bên sông.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 11.

Theo ông Quyền, khoảng 15 năm nay, nước sông dần trở nên ô nhiễm nặng, không thể sử dụng để tưới tiêu cho nông nghiệp.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 12.

Nhiều năm qua, nước sông Đáy đen kịt, có mùi hôi thối xộc vào nhà, nhất là vào những ngày nồm ẩm.

Dòng sông từng ô nhiễm nhất miền Bắc giờ ra sao?- Ảnh 13.

Một số khu vực hai bên sông trở thành nơi tập kết rác thải dân sinh.

Xem thêm video được quan tâm:

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu đảm bảo phương tiện phục vụ người dân dịp Tết | SKĐS


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn