Đóng kín cửa khiến bụi mịn khó phát tán, gia tăng ô nhiễm không khí trong nhà

03-01-2023 11:14 | Xã hội
google news

SKĐS - Đóng cửa kín tránh rét vào mùa đông khiến tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà nghiêm trọng hơn do bụi mịn PM2.5 không có đường phát tán.

Ứng dụng tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 cho những giải pháp không khí trong nhà tại Việt NamỨng dụng tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 cho những giải pháp không khí trong nhà tại Việt Nam

Tiêu chuẩn TCVN 13521:2022 áp dụng cho nhà ở và nhà công cộng, quy định các thông số chất lượng không khí trong nhà là một trong những điều kiện giúp giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay tại Việt Nam.

Bụi mịn trong nhà cao gấp đôi ngoài trời

Do phải chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới với mùa đông quá lạnh và mùa hè quá nóng nên đa phần các tòa nhà dân dụng tại các đô thị được thiết kế kín gió nhằm tối đa hóa khả năng tiết kiệm năng lượng của máy điều hòa. Tuy nhiên, trong bối cảnh ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2.5 tại các đô thị hiện nay thì đây cũng là nguyên nhân khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm hơn, do khả năng lưu thông kém.

TS. Hoàng Dương Tùng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, nếu ô nhiễm không khí ngoài trời gia tăng với các yếu tố như khí thải xe cộ, đốt nhiên liệu hóa thạch và khí thải công nghiệp, thì không khí trong nhà thường có thể bị ô nhiễm gấp 2 đến 5 lần.

Các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất bao gồm amiăng, khí thải từ hệ thống sưởi và bếp gas, radon, nấm mốc, khói thuốc lá và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong các vật dụng gia đình như chất khử trùng, xịt phòng, sơn, thảm, chất kết dính, thuốc trừ sâu và chất bảo quản gỗ.

Đóng kín cửa khiến bụi mịn khó phát tán, gia tăng ô nhiễm không khí trong nhà  - Ảnh 2.

Không khí trong nhà có khả năng ô nhiễm gấp đôi ngoài trời.

Ngoài ra, không thông gió đủ khiến các chất gây dị ứng và ô nhiễm bị tù đọng, nhiệt độ và độ ẩm cao, sống gần đường đông đúc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà.

TS. Hoàng Dương Tùng khuyên, cách cải thiện chất lượng không khí trong nhà là vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dùng chất tẩy rửa gia dụng không độc hại, không mùi hương. Khu đun nấu, nên điều chỉnh bếp gas, lắp đặt hệ thống thông gió nhà bếp để giảm lượng khí thải. Ngoài ra, giày dép, áo mưa, đồ bụi bẩn như xe cộ… không được phép mang vào nhà. Cần làm vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là trong các khu vực như nhà bếp và phòng vệ sinh. Bật quạt thông gió trong phòng tắm ngay sau khi tắm để giúp loại bỏ độ ẩm trong phòng.

Thông gió giúp đẩy các chất gây ô nhiễm và dị ứng ra bên ngoài, đón khí trong lành vào nhà. Kể cả khi trời lạnh cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ và bật quạt. Cuối cùng là trồng nhiều loại cây xanh lọc không khí trong nhà. Các loại cây như hoa huệ hòa bình, lưỡi hổ, trầu bà, thường xuân, vạn lộc và cây cao su là lựa chọn tuyệt vời vì chúng giúp làm sạch không khí bằng cách giảm thiểu tác động của các chất ô nhiễm.

Không khí trong nhà cần được lưu thông bằng cách mở cửa sổ thường xuyên, tuy nhiên vào những thời điểm giao mùa, đang nóng sang lạnh hoặc ngược lại, thì nên đóng kín cửa.

Những thời điểm nên mở cửa đón khí sạch vào nhà

PGS.TS Nguyễn Đức Lượng, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Môi trường (Đại học Xây dựng Hà Nội) cho biết có một số giải pháp công nghệ kỹ thuật trong thiết kế và vận hành công trình để kiểm soát chất lượng không khí trong nhà. Theo đó, giải pháp kiểm soát chất lượng không khí bên trong công trình bao gồm kiểm soát nguồn phát thải, thông gió và điều hòa không khí, xử lý làm sạch không khí.

Trong đó, nhóm kiểm soát nguồn phát thải có thể làm ngay từ đầu ở giai đoạn thiết kế và vận hành công trình. Các kiến trúc sư thiết kế công trình, phối hợp với kỹ sư cơ điện và kiến trúc sư thiết kế nội thất. Quy hoạch không gian hợp lý, thông gió, điều khòa không khí cũng như các loại vật liệu thân thiện môi trường. Nên lắp các thiết bị lọc không khí. Công nghệ xử lý bụi có các giải pháp màng lọc sợi, bộ lọc tĩnh điện, công nghệ oxy hóa xúc tác quang, công nghệ Plasma.

Theo các chuyên gia Đào Nhật Đình, tư vấn độc lập các dự án về biến đổi khí hậu, ngoài các kênh đo ô nhiễm không khí thì có thể tự nhận biết thời điểm không khí có ô nhiễm hay không qua bản tin dự báo thời tiết. Nếu dự báo thời tiết đêm nay có không khí lạnh thì trước đó 1-2 ngày, trời sẽ rất oi bức. 

Vào buổi trưa và chiều của ngày có không khí lạnh tràn về vào đêm như vừa nói chính là thời điểm không khí có nhiều bụi nhất. Sau đó, lúc 12h đêm gió bắt đầu chuyển hướng từ Đông Nam sang Đông Bắc, quẩn, nhiệt độ bắt đầu hạ, tạo ra một khối không khí ô nhiễm sát mặt đất lúc 2-3 giờ sáng.

Thời điểm mở cửa đón gió làm sạch không khí, để khí tươi lưu thông vào trong nhà là sau khi gió mùa về. Nghĩa là nếu không khí lạnh tràn về lúc đêm, thì đầu giờ sáng hôm sau hãy mở cửa làm sạch không khí trong nhà bởi lúc này không khí mát, sạch, khô, rất tốt cho sức khỏe.

Khi nào lạnh quá lại đóng cửa sổ. Thời điểm không khí ô nhiễm trở lại là lúc quy trình lặp lại. Nghĩa là khi nào trời không lạnh đi nữa mà ổn định hoặc ấm lên là bụi sẽ nhiều lên dần đều. Rồi sau đó khi gặp đợt không khí lạnh hoặc nóng, thì thời điểm giao nhau đó không khí sẽ có nhiều bụi nhất.

Không khí trong nhà có thể ô nhiễm và gây nguy hại hơn ngoài trờiKhông khí trong nhà có thể ô nhiễm và gây nguy hại hơn ngoài trời

Ngoài việc chịu ảnh hưởng của bụi mịn và các chất độc hại ngoài trời thì không khí trong nhà cũng có thể bị ô nhiễm bởi những tác nhân mang tính chất đặc thù hoặc những thói quen sinh hoạt của gia đình.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 3/1: Quá Trình Tiếp Cận Bé Trai Rơi Xuống Trụ Bê Tông Sâu 35M, Cháu Bé Bị Đa Chấn Thương? |SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn