Anh Phan Xuân Diện – Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, Công ty CP Dược liệu Pù Mát là doanh nghiệp khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng và chế biến dược liệu tại Việt Nam. Được thành lập năm 2009, với tên gọi Công ty CP Dịch vụ Khoa học và công nghệ nông nghiệp Thành An nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ.
Năm 2018 Công ty đổi tên sang Công ty CP Dược liệu Pù Mát, năm 2020 Công ty CP Dược liệu Pù Mát được cấp giấy chứng nhận Dược liệu Pù Mát khoa học & công nghệ và tập trung trồng dược liệu, chế biến dược liệu.
Với sứ mệnh đưa ra thị trường những sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên tốt nhất, an toàn nhất để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, đồng hành cùng nông dân trong trồng và phát triển cây dược liệu để xóa đói và vươn lên làm giàu.
Hiện nay công ty có vùng trồng dược liệu rộng hơn 20 ha, bao gồm các cây dược liệu: Cà gai leo, dây thìa canh, giảo cổ lam, mướp đắng rừng và một cây dược liệu khác, sản lượng hơn 1.000 tấn/năm. Dược liệu được trồng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Với độ cao hơn trên 500m so với mặt nước biển, với khí hậu, thổ nhưỡng đặc biệt cùng với kỹ thuật Dược liệu được trồng, chăm sóc, thu hái theo tiêu chuẩn GACP , đạt chứng nhận VietGAP tạo nên nguồn dược liệu sạch có dược tính cao.
Với diện tích nhà xưởng hiện tại hơn 4.000m2, hệ thống máy móc hiện đại, quy trình sản xuất khép kín, theo tiêu chuẩn: GACP, HACCP, ISO 9001:2015, ISO 22000:2018, OCOP 4 sao tạo ra các dòng sản phẩm chính: Cà gai leo: Giải độc gan, hạ men gan, điều trị viêm gan, giải độc rượu bia; Dây thìa canh: Ổn định đường huyết – ngăn ngừa biến chứng tiểu đường; Giảo cổ lam: Hạ huyết áp, giảm mở máu, giảm béo, giảm sạm nám da; Và nhiều loại sản phẩm từ 100% dược liệu thiên nhiên quý hiếm khác.
Trong những năm qua công ty đã nhận được nhiều bằng khen của các cấp ban ngành, bằng khen của Thủ tướng chính phủ, bộ trưởng bộ NN&PTNT và nhiều bằng khen cấp tỉnh khác.
Với quy mô hoạt động ngày càng lớn, công ty của anh Diện đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động tại địa phương. Mô hình thành công tạo động lực để người dân địa phương học hỏi làm theo. Theo anh Diện, với đặc tính dễ trồng lại được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, việc trồng cây dược liệu tại Con Cuông có thể đem lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/ha/năm cho người dân. Anh mơ ước có thể "phủ sóng" cây dược liệu khắp các huyện miền Tây xứ Nghệ trong thời gian sớm nhất để góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.
Các dòng sản phẩm trà dược liệu túi lọc Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam của Công ty CP Dược liệu Pù Mát đều được trồng theo tiêu chuẩn GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc) và hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số 001641/2017/ATTP-CNĐK ngày 22/12/2017.
Sản phẩm được Bộ Y tế xác nhận "Thực phẩm bảo vệ sức khỏe" an toàn thực phẩm và Bộ Công Thương chứng nhận "Sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu cấp khu vực năm 2018" theo Quyết định số 93/QĐ-CTĐP ngày 31/7/2018.
Các sản phẩm Trà túi lọc Cà gai leo, dây thìa canh, giảo cổ lam của Công ty CP Dược Liệu Pù Mát được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh tại Quyết định 303/QĐ-UBND ngày 04/02/2020 của UBND tỉnh Nghệ An.
Lễ Vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi" do Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp cùng Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức tối 21/12 vừa qua tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Lễ Vinh danh nhằm ghi nhận sự đóng góp của các hộ gia đình, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu; từ đó phát triển các sản phẩm góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân; đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện mục tiêu Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/10/2021 Phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Vinh Danh Vì Sự Phát Triển Dược Liệu Việt: “Tôn Vinh Ước Mơ Lớn Về Một Việt Nam Hùng Cường” | SKĐS