Động đất vẫn tiếp diễn, Quảng Nam chỉ đạo ứng phó

05-12-2024 09:18 | Xã hội
google news

SKĐS - Tình hình động đất vẫn tiếp diễn, tỉnh Quảng Nam chỉ đạo địa phương động tổ chức sơ tán, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ có nhà bị hư hại nặng không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ người dân sửa nhà...

Cả nước xảy ra 458 trận động đất từ đầu năm, cần lưu ý gì?Cả nước xảy ra 458 trận động đất từ đầu năm, cần lưu ý gì?

SKĐS - Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 458 trận động đất nhỏ tại các tỉnh Kon Tum, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Điện Biên, Hà Nội...

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu vừa phát đi thông báo động đất. Theo đó, vào lúc 1 giờ 27 phút 17 giây (giờ Hà Nội) ngày 05 tháng 12 năm 2024 một trận động đất có độ lớn 3.2 xảy ra tại vị trí có tọa độ (14.975 độ vĩ Bắc,108.150 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.2 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất vẫn tiếp diễn, Quảng Nam chỉ đạo ứng phó- Ảnh 2.

Động đất ở Quảng Nam vẫn còn tiếp diễn.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành về việc chủ động ứng phó với ảnh hưởng của động đất, tình hình thiên tai trong thời gian tới. Đặc biệt là đối với huyện Nam Trà My, nơi vừa xảy ra trận động đất khiến đá lăn xuống làng, đe dọa đời sống của hàng chục hộ dân.

Để chủ động ứng phó với ảnh hưởng của động đất, tình hình thiên tai trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND huyện Nam Trà My chỉ đạo kiểm tra nắm tình hình, đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng của động đất đến công trình nhà ở của Nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn; kịp thời phát hiện, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả (trong trường hợp xảy ra sự cố) để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.

Chủ động tổ chức sơ tán, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ có nhà bị hư hại nặng không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ Nhân dân sửa chữa nhà; bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ các hộ bị thiệt hại nặng về nhà ở, ổn định cuộc sống theo quy định và khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu bị thiệt hại (nếu có).

Chỉ đạo kiểm tra các công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các hồ đập thủy lợi, thủy điện, công trình giao thông để kịp thời phát hiện, có biện pháp ứng phó và khắc phục các sự cố, hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn cho công trình.

Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chủ động phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của động đất, thiên tai gây ra theo thẩm quyền, đúng quy định; thường xuyên theo dõi, báo cáo về UBND tỉnh (qua Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.

Trước đó, vào chiều tối ngày 30/11, tại huyện Kon Plông (Kon Tum) liên tiếp xảy ra 6 trận động đất. Nhiều người dân trên địa bàn huyện Nam Trà My cho biết, họ cảm nhận rõ rệt 3-4 đợt rung chấn rất mạnh, nhất là 2 trận động đất đầu tiên khiến họ hoảng sợ bỏ chạy ra khỏi nhà.

Tại làng Tu Hon, thôn 3, xã Trà Don, huyện miền núi Nam Trà My, động đất đã gây ra tình trạng sạt lở với nhiều tảng đá rất lớn trên đỉnh núi Ngọc Mong lăn xuống làng, chỉ còn cách nhà người dân khoảng 30 đến 50m.

Làm gì để an toàn khi xảy ra đá lở do động đất?Làm gì để an toàn khi xảy ra đá lở do động đất?

SKĐS - Một trong những tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất đá. Người dân ở khu vực lở đá cần thận trọng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chia lá gan của người đàn ông chết não cứu sống 2 bệnh nhân | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn