Đơn đăng ký sở hữu trí tuệ tăng đột biến, Bộ KH&CN tìm giải pháp xử lý nhanh

10-04-2024 16:30 | Xã hội
google news

SKĐS - 3 tháng đầu năm, Cục Sở hữu Trí tuệ đã xử lý được gần 20.000 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ. Tốc độ xử lý này cao hơn số đơn được nộp nên hy vọng thời gian tới, tình trạng tồn đơn sẽ được giải quyết triệt để.

Hà Nội đứng đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo địa phươngHà Nội đứng đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương

SKĐS - Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh và Thái Nguyên là 10 tỉnh có chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất nước.

Chiều ngày 10/4 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ Quý I/2024 do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chủ trì. 

Trước tình trạng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, giải pháp hữu ích tăng đột biến, xuất hiện tình trạng tồn đơn kéo dài, ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN cho biết, trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế chậm lại thì riêng lĩnh vực sở hữu công nghiệp lại có tốc độ tăng trưởng đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu liên tục tăng. Năm 2023, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận 156.413 đơn các loại (tăng 11% so với 2022), trong đó gồm 84.753 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 8,5%)... 

Cục Sở hữu Trí tuệ xử lý được 125.778 đơn các loại, trong đó có 74.130 đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (tăng 13,2% so với năm 2022) và 51.648 đơn/yêu cầu khác (tăng 6,6%); cấp 36.977 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp các loại (giảm 12,5% so với năm 2022).  3 tháng đầu năm 2024 tốc độ tăng trưởng với đơn đăng ký sáng chế là 13%, đơn đăng ký nhãn hiệu tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Đơn đăng ký sở hữu trí tuệ tăng đột biến, Bộ KH&CN tìm giải pháp xử lý nhanh- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN.

Đứng trước số lượng đơn đăng ký cao, ông Nguyễn Văn Bảy cho biết, Cục Sở hữu Trí tuệ đã thực hiện nhiều biện pháp đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn. Năm 2023 nhận được hơn 150.000 đơn các loại, trong đó hơn một nửa là đơn đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ. Bằng cách đơn giản, hợp lý hóa quy trình nội bộ để tăng tốc xử lý đơn, tổ chức lại bộ máy, tách các đơn vị sự nghiệp để có thể sử dụng cơ chế của đơn vị sự nghiệp để giải quyết các vướng mắc, tránh tình trạng ùn ứ đơn quá nhiều, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Cục đã sử dụng biện pháp kỹ thuật, huy động nguồn nhân lực thì phải mở hệ thống làm việc từ xa, cán bộ tăng cường làm việc ngoài giờ hành chính. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ áp dụng công nghệ thông tin vào tiếp nhận và xử lý đơn, trước tháng 6 sẽ vận hành hệ thống để thuận tiện cho người nộp. Về xử lý, lâu nay xử lý bằng công nghệ thông tin nhưng trả kết quả bằng giấy, tiến tới sẽ thực hiện nhận và trả kết quả online. 

3 tháng đầu năm, Cục Sở hữu Trí tuệ đã xử lý được gần 20.000 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ. Tốc độ xử lý này cao hơn số đơn được nộp nên hy vọng thời gian tới, tình trạng tồn đơn sẽ được giải quyết triệt để.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Chánh vă phòng Bộ KH&CN cho biết, thời gian qua Bộ KH&CN tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 29/02/2024 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02/2024. 

Tập trung xây dựng hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật KH&CN (sửa đổi) theo chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 48/TB-VPCP ngày 07/02/2024, theo đó sẽ nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật KH&CN nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đơn đăng ký sở hữu trí tuệ tăng đột biến, Bộ KH&CN tìm giải pháp xử lý nhanh- Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang chủ trì buổi họp báo.

Bộ KH&CN đã tổ chức các buổi làm việc với các Bộ: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để xây dựng hồ sơ Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bảo đảm tiến độ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư quy định kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường; Thông tư quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Thời gian tới, Bộ KH&CN tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; Tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Tiếp tục hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa...

Đổi mới sáng tạo đưa Việt Nam phát triển công nghệ hiện đại trong lĩnh vực y tếĐổi mới sáng tạo đưa Việt Nam phát triển công nghệ hiện đại trong lĩnh vực y tế

SKĐS - Năm 2023, các đơn vị công nghệ, cơ sở y tế đã đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế để đưa Việt Nam từng bước tiệm cận với thế giới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 10/4: Miền Bắc nắng nóng diện rộng dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn