Hà Nội

Đối tượng chém lìa chân người đàn ông ở Hà Nội đối diện mức án nào?

17-07-2022 16:26 | Pháp luật
google news

SKĐS - Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang điều tra vụ một người đàn ông bị chém đứt lìa chân trên đường.

Đang đi trên đường, người đàn ông bị chém lìa chân ở Hà NộiĐang đi trên đường, người đàn ông bị chém lìa chân ở Hà Nội

SKĐS - Công an huyện Thường Tín (Hà Nội) vừa thông tin ban đầu về vụ việc một người đàn ông đang đi trên đường thì bất ngờ bị đối tượng bịt kín mặt chém đứt lìa chân.

Theo Công an huyện Thường Tín, khoảng hơn 17h ngày 15/7, tại khu vực Dốc Vân La, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội một người đàn ông đang đi trên đường thì bất ngờ bị một đối tượng mặc đồ đen, bịt kín mặt dùng hung khí tấn công. Hậu quả nạn nhân bị đứt lìa chân.

Phát hiện sự việc, người dân khu vực xung quanh hiện trường đã hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu, đồng thời thông tin tới cơ quan công an. Được biết, nạn nhân tên H. (trú tại xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín).

 - Ảnh 1.

Hình ảnh nạn nhân bị chém được camera an ninh của người dân ghi lại.

Theo dõi vụ việc trên, trao đổi với báo Giao thông, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Qua diễn biến camera giám sát ghi lại thấy nghi phạm đã chuẩn bị hung khí rất nguy hiểm con dao mang theo tiếp cận phía sau nạn nhân, bất ngờ chém một nhát nhanh, dứt khoát vào chân nạn nhân. Hậu quả nạn nhân bị đứt lìa một phần cơ thể chân phải. Nạn nhân đã rất đau đớn, quằn quại nằm trên vỉa hè và được mọi người dân đưa đi cấp cứu.

Xét hành vi của đối tượng này là rất manh động, côn đồ hung hãn, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân đã cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự. Kết quả giám định tỷ lệ thương tích của bị hại là căn cứ để xử lý nghi phạm tương ứng theo định khung tăng nặng theo Điều 134 Bộ luật hình sự.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, hành vi của nghi phạm là rất nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến khách thể cao nhất là tính mạng, sức khỏe con người nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh mới có tác dụng răn, đe phòng chống tội sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.

Tuy nhiên, khi xử lý nghi phạm cũng cần căn cứ vào quy định hiện hành của pháp luật, kể cả nạn nhân sau này có bị tử vong do mất máu cấp không hồi phục thì cũng chỉ có thể xử lý về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự mà không xử lý được về tội "Giết người" theo quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự.

Luật sư cho biết, ngày 6/4/2016, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Án lệ 01/2016/AL về vụ án "Giết người" để phân biệt với tội "Cố ý gây thương tích". Theo đó, nếu tấn công vào chân, tay mà không tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể, là những vị trí nếu bị tấn công thì sẽ có nhiều khả năng xâm hại đến tính mạng nạn nhân thì sẽ thuộc trường hợp phạm tội "Cố ý gây thương tích".

Đối chiếu với quy định tại Án lệ 01 này, trong trường hợp này nghi phạm sẽ đối mặt với tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự, kể cả trường hợp nạn nhân có bị tử vong do vết thương cắt đứt động mạch lìa chân.

Hàng loạt người hoại tử xương có phải do di chứng hậu Covid-19?

T.H (th)


T.H (th)
Ý kiến của bạn