Đời sống người dân tộc thiểu số ‘thay da đổi thịt’ nhờ cây dược liệu

26-09-2023 19:05 | Xã hội

SKĐS - Phát triển vùng dược liệu bên cạnh việc bảo tồn những nguồn dược liệu quý còn góp phần thay đổi đời sống của bà con nông dân vùng núi phía Bắc.

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cùng một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. 

Tuy nhiên, nhiều loại dược liệu quý có thể thuốc chữa bệnh cho nhân dân, nhưng chưa được quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp, việc khai thác chế biến còn bất cập, Nhiều loại dược liệu quý có nguy cơ cạn kiệt; đặc biệt việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến dược liệu còn manh mún và chưa kịp so với các nước trong khu vực…

Khó khăn của công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền là còn khan hiếm về nguồn cung cấp dược liệu chất lượng cao. Trong khi Việt Nam được ưu đãi về thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu với hơn 5.000 loài thực vật dùng trong phòng bệnh và chữa bệnh. Số vùng chuyên canh cây dược liệu ở nước ta còn ít với sản lượng khiêm tốn. 

Một số địa phương đã quan tâm quy hoạch và triển khai trồng số cây dược liệu có hiệu quả chữa bệnh và giá trị kinh tế như: diệp hạ châu, đinh lăng, ích mẫu, kim tiền thảo, sa nhân tím, sâm ngọc linh, trinh nữ hoàng cung…

Theo giới chuyên gia, về cơ chế chính sách phát triển dược liệu, cần tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, nguồn vốn… để tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp, người dân tham gia bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng và phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) đối với các loài dược liệu trong quy hoạch, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người trồng dược liệu.

Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về dược liệu, luật bảo hiểm y tế…

Xây dựng chính sách ưu tiên trong sản xuất, đăng ký, lưu hành sản phẩm đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, đáp ứng thực tiễn, phù hợp quy định hiện hành, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu dùng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của Việt Nam. Ưu tiên sử dụng thuốc Y học cổ truyền, thuốc chế biến và sản xuất từ dược liệu trong nước tại các cơ sở y tế công lập, trong đấu thầu mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và các chương trình y tế quốc gia.

Xem thêm video được quan tâm:

Uống Trà Khi Ăn Bánh Trung Thu Có Ích Lợi Gì? | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn