Hà Nội

Đời sống mới bên 'cung đèo kết nối'

10-02-2022 19:12 | Xã hội
google news

SKĐS - Những cư dân sinh sống quanh đèo Phượng Hoàng còn nôm na gọi cung đèo này là “cung đèo kết nối” vì nó làm xứ mệnh nối liền Đắk Lắk với Khánh Hòa. Thời gian khó dần qua đi, đời sống hàng loạt buôn làng quanh đèo này đã đổi khác.

Khánh Hòa tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, Đắk Lắk đẩy mạnh chống dịchKhánh Hòa tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, Đắk Lắk đẩy mạnh chống dịch

SKĐS - Các ca mắc COVID-19 mới ở Khánh Hòa và Đắk Lắk vẫn ghi nhận ở mức cao, 2 địa phương khuyến cáo người dân thực hiện 5K.

Đời sống mở mang

Cũng như bao con đèo huyền thoại khác, thời chiến tranh, đèo Phượng Hoàng từng hứng chịu chất chồng đau thương giờ bao bọc cho nhiều buôn làng. Dưới con đèo là thảo nguyên Ma Đ'rắk, là những cánh đồng trù phú.

Đời sống mới bên “cung đèo kết nối” - Ảnh 2.

Đời sống hai bên đèo Phượng Hoàng đã khởi sắc

Nhìn những nếp nhà kiên cố mọc lên ngày càng nhiều, già làng Y Man (huyện Ma Đ'Rắk, Đắk Lắk) chia sẻ: Một đầu đèo là Ma Đ'Rắk, một đầu là Ninh Hòa (Khánh Hòa). Đường được đầu tư ngày càng đẹp nên việc giao thương giữa cao nguyên và miền biển cũng thuận lợi đủ đường, đời sống khởi sắc. Vài chục năm trước hàng chục buôn làng hai bên đèo này còn chật vật, lam lũ. Có những buôn heo hút còn chưa tiếp cận được với các kiến thức về dân số, kế hoạch hóa gia đình… nhưng giờ đã khác rồi. Đến mùa xuân Nhâm Dần này thì chẳng còn hộ nào phải thiếu ăn cả. Từ người Kinh đến các dân tộc khác đoàn kết làm kinh tế, điện-đường-trường-trạm…đều có đầy đủ cả.

Từng ngày cần mẫn trên những ruộng hoa màu trải dài trên thảo nguyên Ma Đ'Rắk, anh Nguyễn Văn Hiếu tự tin: Người nọ nhắn nhủ với người kia rằng sự cần cù lao động cộng với yêu thương và niềm tin chính là sức mạnh vươn lên. Buôn nọ nối buôn kia đua nhau thoát nghèo, không ỷ lại hay giữ các tập tục cũ không tốt cho đời sống nữa.

Không chỉ cần mẫn lao động, dần xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mỗi dịp lễ, các buôn làng quanh đèo Phượng Hoàng còn quần tụ bên nhau để ôn lại các tiết mục văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Anh A Thinh ở Ma Đ'Rắk thuộc nhiều bài kể khan (sử thi) bộc bạch rằng: Món ăn tinh thần này cũng làm cho đời sống thêm phong phú. Từ đó còn gián tiếp kéo thanh niên, trai tráng ra khỏi các trò chơi vô bổ mà cùng ngồi lại nghe sử thi, biết về ý nghĩa của sử thi hơn.

Đời sống mới bên “cung đèo kết nối” - Ảnh 4.

Người dân bên đèo đã biết áp dụng kỹ thuật để canh tác, nâng cao chất lượng đời sống

Không sống quẩn quanh trong buôn, trong xã… những ngày đầu xuân, cư dân từ các buôn còn rong ruổi đến các địa phương khác học hỏi và mở mang kiến thức.

Đời sống mới bên “cung đèo kết nối” - Ảnh 5.

Màu xanh trù phú dưới chân đèo đã giúp đời sống người dân ngày càng ấm no hơn

Giàu lên nhờ mô hình VAC bên đèo Phượng Hoàng, anh Nguyễn Văn Ngọc (Ea Trang, Ma Đ'Rắk) cho biết: Mình chăn nuôi theo khoa học-kỹ thuật. Không theo tập quán cũ. Mô hình này thành công cũng nhờ chịu khó đến các chủ trang trại đã thành công ở Khánh Hòa để học hỏi. Chạy xe máy mấy tiếng mà học hỏi được bao nhiêu điều hay. Các thương lái hay chủ trang trại ở Khánh Hòa còn sẵn lòng ngược lên đèo để thu mua nông sản, heo thả vườn… và hướng dẫn kinh nghiệm cho người dân cao nguyên nên ai cũng phấn khởi.

Quan tâm sức khỏe, giáo dục

Để chăm lo đời sống cũng như thế hệ tương lai, hai vấn đề quan trọng được cộng đồng các dân tộc quanh đèo Phượng Hoàng quan tâm đó là sức khỏe và giáo dục.

Đời sống mới bên “cung đèo kết nối” - Ảnh 6.

Nhiều loại nông sản đã giúp các buôn làng quanh đèo Phượng Hoàng kiến thiết đời sống mới

Theo UBND xã Ea Trang (Ma Đ'Rắk, Đắk Lắk): Trẻ em đến tuổi đi học đều được kêu gọi, động viên đến trường. Các gia đình cũng đã quan tâm sâu sắc đến việc học tập của con em mình hơn. Khi có bệnh người dân đã chủ động tìm đến trạm y tế. Việc phòng, chống dịch bệnh địa phương cũng tuyên truyền, vận động mạnh mẽ đến từng buôn làng.

Nằm trên địa bàn xã Ea Trang còn có buôn Cùi. Đó là nơi quần tụ của nhiều người không may mắc bệnh phong quái ác. Xưa kia đời sống buôn Cùi còn chật vật, thiếu thốn đủ bề nhưng giờ đã có nước sạch và điện thắp sáng, đời sống tốt dần lên.

Nằm ở chân đèo Phượng Hoàng phía Khánh Hòa, nhiều hộ dân ở xã Ninh Tây (Ninh Hòa, Khánh Hòa) cũng phấn khởi: Do áp dụng các kỹ thuật mới vào lao động sản xuất nên hộ khá giả ngày càng nhiều. Bên cạnh đó phong trào thi đua học tập được phát động liên tục. Tất cả trẻ em đều được tiêm phòng đầy đủ. Khi dịch bệnh xuất hiện thì nhà nhà đều nhắc nhở nhau thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch. Tuyệt đối không chữa bệnh theo kiểu mê tín, dị đoan mà đến các cơ sở y tế.

Xem thêm video được quan tâm

Ngư dân Khánh Hòa đón "lộc biển"


Đông Hưng-Ngọc Lê
Ý kiến của bạn