Tất cả trẻ em bị suy dinh dưỡng đều dễ mắc sởi và dễ có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm khi mắc. Do đó, cần phải tác động mạnh vào dinh dưỡng để giúp trẻ đối phó và dự phòng bệnh sởi.
Bạn rất cần lưu ý vì giai đoạn toàn phát, bé rất khó ăn. Vì thế, bạn không nên chỉ tập trung vào cơm mà thay vào đó bạn cho cháu ăn cháo, ăn bột, ăn mì, ăn bún. Miễn sao cháu bé có thể ăn được và giảm cọ xát vào miệng đang bị đau.
Sự nặng gánh tăng tốc
Sởi là một bệnh được coi là truyền nhiễm của trẻ em vì đa phần đối tượng mắc bệnh này là trẻ em. Sởi có nguyên nhân do vi rút gây ra, lây theo đường hô hấp và diễn biến rất cấp tính. Sởi đáng ngại là vì khả năng lây lan nhanh của nó (chỉ cần đứng gần 1 trẻ bị sởi là bé nhà bạn đã có khả năng mắc bệnh) và khả năng gây biến chứng nguy hiểm của nó.
Không có thuốc điều trị bệnh sởi, không có thực phẩm cắt cơn sởi. Nhưng rõ ràng, giữa sởi và vấn đề dinh dưỡng có mối quan hệ thuận đồng dẫn. Sởi làm tăng nặng sức yếu kém của cơ thể, hệ quả là dẫn tới giảm ăn, thiếu dinh dưỡng. Lúc này, sởi đóng vai trò là yếu tố tạo thuận cho sự thiếu hụt dinh dưỡng. Khi dinh dưỡng suy yếu, ngược lại, gây hệ quả nghiêm trọng dẫn tới tăng lan tràn bệnh và biến chứng. Người ta đã chứng minh, tất cả trẻ em bị suy dinh dưỡng đều có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng và có nguy cơ cao bị biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là vi rút sởi và vi rút cúm gia cầm. Do đó, cần phải tác động mạnh vào dinh dưỡng để giúp đối phó và dự phòng với sởi.
Gây ra sự chán nản dinh dưỡng ở trẻ em có 4 lý do chủ đạo: sự nhiễm trùng gây ra mệt mỏi, chán ăn, điều này xảy ra ở người lớn và trẻ em; sởi làm tổn thương bề mặt hệ tiêu hóa (miệng, thực quản, ruột) nên em bé rất không thích ăn; sởi gây ra sốt cao, nóng ran người, rối loạn cân bằng nước và điện giải, mệt mỏi, buồn nôn, nôn trớ nên em bé lại càng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng; sởi gây ra tổn thương bề mặt tiêu hóa nên trẻ không thể hấp thu dưỡng chất đủ, nhất là protein, thành phần tham gia tạo sức đề kháng. Nếu bằng cách nào đó, bạn không chế được tình trạng rối loạn dinh dưỡng trung gian này, bạn sẽ lấy lại sức chống đỡ cho bé.
Bữa ăn cho bé
Vì sởi là bệnh tập trung ở trẻ em dưới 5 tuổi nên chúng tôi tập trung bài này vào vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lại. Do nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên chúng tôi sẽ chia đối tượng mắc bệnh ra làm 3 đối tượng: trẻ 1 tuổi, trẻ từ 2 - 3 tuổi và trẻ từ 4 - 5 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ em: 1 tuổi cần khoảng 800 - 900kcal; trẻ 2 - 3 tuổi cần 900 - 1.000kcal; trẻ từ 4 - 5 tuổi cần khoảng 1.100 - 1.200kcal. Khi trẻ bị sởi cấp tính, bạn không nên kỳ vọng sẽ cung cấp đủ 100% khẩu phần dinh dưỡng này của trẻ. Lúc đang cao trào, bạn chỉ cần cung cấp khoảng 3/4 con số này là bạn đã có thể yên tâm bé nhà bạn sẽ không rơi vào trạng thái thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Sau đó, vào thời kỳ mọc ban, ban bay và lui bệnh, bạn sẽ hồi phục bổ sung chế độ dinh dưỡng bù vào cho trẻ.
Để diễn đạt con số kcal ở trên sang thực phẩm dễ hiểu, bạn có thể làm phép suy diễn tương đương như sau: nếu lấy 1 hộp sữa hút vinamilk dành cho trẻ em (loại nhỏ 110ml) thì năng lượng cung cấp khoảng 70 - 75kcal, một bát bột sẽ cung cấp khoảng 150 - 200kcal. Tức là chế độ dinh dưỡng 3/4 của 800kcal là 600kcal, sẽ phải cần tới một lượng dinh dưỡng tương đương 8 hộp sữa hút hoặc 2 - 2,5 bát bột nhỏ hàng ngày.
Để tập trung vào bệnh, chế độ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi cần trọng điểm như sau: bạn cần cho em bé bú thỏa thích, cứ đòi bú lúc nào thì cho bú lúc đó. Mục tiêu, cung cấp thêm nước để toát mồ hôi và hạ sốt. Nếu bé không thích bú mẹ, bạn sẽ bổ sung đều đặn cho bé bằng sữa pha ngoài hoặc nước oresol.
Để phòng sởi, bạn nên cho bé bú thoả thích
Một ngày, với trẻ dưới 1 tuổi, bạn chỉ cần cho uống 300 - 500ml nước oresol là đủ. Còn lại, bạn cần bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ hoặc sữa pha. Nếu bé bú được, bạn chỉ cần giảm lượng nước oresol uống thêm. Thay vì pha sữa như thường ngày, bạn có thể pha đặc hơn một chút để cung cấp thêm đạm cho bé.
Với trẻ từ 2 - 3 tuổi, các bé đã lớn hơn và có thể ăn dặm thêm, bạn sẽ tập trung cho ăn thêm vào bát bột của bé. Hầu như toàn bộ dinh dưỡng chủ đạo sẽ do bột cung cấp trong thời kỳ này. Vì bột cung cấp đủ đạm, béo và bột đường. Với trẻ đang bị bệnh, bạn chỉ cần cho bé ăn chừng 2 - 3 lưng bát bột là đủ. Sau đó, sẽ cho ăn phụ thêm bằng sữa mẹ, sữa pha và các thực phẩm khác như nước hoa quả, nước vitamin…Các bạn cần lưu ý vào bát bột của trẻ, cần bổ sung cho trẻ đủ lượng đạm cần thiết hàng ngày. Vì lý do trẻ đang bị bệnh khó hấp thu đạm nên ưu tiên đạm dễ hấp thu và giàu dinh dưỡng.
Giá trị đạm động vật lớn hơn đạm thực vật nên ưu tiên thịt động vật vào lúc này, hơn là ăn đậu đỗ. Đạm động vật dễ hấp thu và dễ tiêu nhất là cá, tôm, trứng. Tuy nhiên, với một số trẻ sốt mà có ho, viêm đường hô hấp, những thực phẩm này không nên chọn. Thay thế vào đó, bạn sẽ lựa chọn thịt lợn nạc, thịt gà. Hai loại thịt này giàu đạm và đạm dễ hấp thu hơn. Không nên cho trẻ ăn các loại thịt khác như thịt bò, thịt ba ba, thịt cóc, thịt ếch, thịt nhái… Một điều rất nên để tăng cường đạm cho bé đó là bạn tích cực sử dụng nước xương hầm để làm nước nấu bột. Nước xương hầm có rất nhiều acid amin từ tủy tan ra. Các acid amin này kết hợp với đạm đặc trưng của thịt sẽ cung cấp rất tốt cho trẻ sởi.
Liệu pháp vitamin A rất quan trọng với bệnh sởi. Người ta chứng minh nếu dùng liệu pháp vitamin A đúng lúc và đủ cần thiết có thể làm giảm biến chứng và nguy cơ tử vong do sởi gây ra. Người ta cũng quan sát thấy một hiện tượng rất khó chịu đó là nồng độ vitamin A ở trẻ em bị sởi toàn phát và điển hình còn thấp hơn ngưỡng của những trẻ em không bị sởi nhưng bị suy dinh dưỡng. Vì thế, dùng vitamin A cho trẻ là rất hợp lý, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Trong chiến lược dinh dưỡng, bạn cần cho trẻ ăn tăng cường các thực phẩm đẹp mắt cho bát bột là cà rốt xay nhuyễn, bí ngô xay nhuyễn, rau ngót xay nhuyễn, rau cải xay nhuyễn, rau đay xay nhuyễn. Những thực phẩm này sẽ gia tốc vitamin A cho bé. Một thực phẩm vô cùng quan trọng bổ sung vitamin A cho bé đó là sữa bột toàn phần. Sữa bột khá giàu vitamin A (mặc dù không phải là nhất) nhưng lại rất dễ hấp thu. Bạn đừng quên pha cho bé một ngày 2 cốc sữa trung bình, sáng và tối. Lượng sữa này sẽ được dùng để bổ sung thêm cho bé.
Với trẻ lớn hơn, từ 4 - 5 tuổi đã có thể ăn cơm. Lúc này nuôi trẻ dễ dàng hơn vì trẻ biết bảo, có khả năng ăn đa dạng hơn. Nhu cầu của bé lớn hơn, bạn chỉ cần chăm cho bé sao cho một ngày bé có thể ăn được 3 lưng bát cơm trong tình trạng ốm là đã rất yên tâm. Cũng giống như ở trên, bạn cần tăng cường bổ sung thêm đạm và vitamin A cho trẻ bằng các loại thịt và thực phẩm như trên.
Bạn rất cần lưu ý vì giai đoạn toàn phát, bé rất khó ăn. Vì thế, bạn không nên chỉ tập trung vào cơm mà thay vào đó bạn cho cháu ăn cháo, ăn bột, ăn mì, ăn bún. Miễn sao cháu bé có thể ăn được và giảm cọ xát vào miệng đang bị đau.
Lứa tuổi này rất thoải mái trong việc lựa chọn hoa quả để ăn. Bạn sẽ tập trung tăng cường vào một số loại quả chính: chúng có khả năng cung cấp nước (bù nước), đường (để chống mệt), giàu vitamin A và vitamin C. Vitamin C rất có lợi làm tăng sức đề kháng. Chúng có thể làm vững bền thành mạch, giảm sự tổn thương thứ phát do sự phá hoại virút sởi gây ra. Vitamin A thì làm tăng khả năng liền tổn thương ở bề mặt đường tiêu hóa và hô hấp do biến chứng của sởi. Nên những loại hoa quả này rất đáng ưu tiên. Dưa hấu, cam, quýt, nho, đu đủ, hồng xiêm rất có ích lợi. Bạn nên khuyến khích bé ăn nhiều các loại quả này sẽ có tác dụng bồi bổ, hồi phục sức khỏe.
Cần cho con ăn hoa quả cách thời điểm uống thuốc điều trị 2 giờ
Tuy nhiên, cần lưu ý là một số loại quả có thể làm thay đổi khả năng tác dụng của thuốc điều trị. Vì vậy, bạn cần cho con ăn hoa quả cách thời điểm uống thuốc 2h là đủ an toàn. Ăn bao nhiêu: bạn chỉ cần cho bé nhà bạn uống 2 cốc nước cam nhỏ mỗi ngày (tương đương với 1 quả to), 1/6 quả dưa hấu tương đương với 200g dưa hấu mỗi ngày là đủ. Lượng hoa quả này sẽ phải cân đối với bữa ăn giàu nước, sữa phụ thêm để tránh làm khó chịu cho trẻ.
Một số loại thức uống có nguồn gốc thực phẩm như nước hạt mùi hoặc nước cây mùi được một số người dân cho các bé uống nhằm mong xua tan sởi. Chúng tôi khuyên các cha mẹ không nên áp dụng liệu pháp này vì hai lý do: nước sắc mùi không có giá trị dinh dưỡng; nước sắc mùi không chứng minh được hoặc ít nhất chưa đưa ra được con số làm giảm tỉ lệ mắc và tử vong cho bao nhiêu trẻ mắc bệnh. Ngược lại, sự không đạt chuẩn trong chế biến có thể làm tăng tiêu chảy, nôn trớ (vì mùi hắc) làm gia tăng thêm rối loạn dinh dưỡng ở trẻ em.
Áp dụng khi chưa mắc bệnh
Bị bệnh lo chữa trị là đúng nhưng chưa đủ. Bạn cần chăm cho bé ổn định ngay từ khi bé chưa bị bệnh, tức là chưa mắc sởi.
Vì vấn đề rất cần thiết tạo ra kháng thể và sức đề kháng là protein nên nhất định bạn không thể để thiếu hụt protein xảy ra. Trẻ em rất thích ăn thịt mỡ nhưng thịt mỡ lại không có đạm. Bạn cần khuyến khích và tìm cách khuyến khích trẻ ăn thịt nạc. Ăn và nuốt mới có giá trị hơn là ăn, nhai và nhả bã.
Với các trẻ kém ăn, bạn có thể ninh nhừ, tạo món bé thích (ví dụ có màu của cà chua, có vị ngọt, có vị đậm…), bé sẽ kích thích ăn ngay.
Bạn cũng cần tích cực bổ sung các thực phẩm giàu canxi để chống suy dinh dưỡng còi xương nếu có xảy ra. Vì có một sự đồng thuận, thiếu canxi sẽ dẫn tới thiếu vitamin A. Cho nên tích cực sử dụng các thực phẩm hải sản (2 - 3 lần/tuần) sẽ rất có lợi.
Bạn cũng không nên quên các thực phẩm giàu vitamin A đã liệt kê ở trên. Nếu trẻ chưa bị bệnh, bạn có thể cho trẻ ăn tim gà, gan lợn, sẽ rất tốt vì siêu giàu vitamin A.
Sữa là thực phẩm bổ sung tốt nhất cho trẻ. Đừng cấm đoán trẻ uống sữa. Trẻ có thể uống sữa nào cũng được, tùy thích. Nhưng cần đảm bảo ít nhất có một cốc sữa bột toàn phần pha cho bé trong 1 ngày (ước chừng 100 - 150ml/ngày với trẻ lớn).
BS. YÊN LÂM PHÚC
Học viện Quân y
- Bệnh sởi và những biến chứng
- Nguyên tắc chữa sởi của Hải Thượng Lãn Ông
- Trước nguy cơ bệnh sởi quay trở lại: Chủng ngừa bằng vắc-xin nào?
- Món ăn thuốc cho người bệnh sởi
- Dự phòng và điều trị bệnh sởi thế nào?
- Bệnh sởi, Đông y chữa thế nào?
- Không tiêm phòng sởi, trẻ bị biến chứng viêm phổi suýt chết
- Chủ quan với sởi, nhiều trẻ bị “bỏ quên” tiêm chủng
- Phân biệt sởi và thủy đậu
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm bệnh nhân sởi
- Bệnh sởi hoành hành, vì sao?
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thị sát bệnh sởi tại BV Nhi TW
- Thành lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch bệnh sởi tại Hà Nội và TP.HCM
- Chưa công bố dịch sởi, vì sao?
- Phòng chống bệnh sởi cho trẻ em: Xin đừng nhẫn tâm câu view
- Thực phẩm phòng sởi hiệu quả cho bé
- Những sai lầm của cha mẹ khiến cho bệnh sởi ở trẻ càng thêm nặng
- Người lớn cũng cần đề phòng sởi
- Đề xuất thanh toán BHYT đối với các ca sởi vượt trần
- Tình hình bệnh sởi ở một số địa phương
- Cảm động thầy thuốc suốt đêm bóp bóng cho bệnh nhi sởi
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương dập tắt dịch sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Dịch sởi ở châu Âu và Mỹ do cha mẹ bỏ quên tiêm chủng
- Hoạt hình ý nghĩa về bệnh sởi
- Người lớn chủ quan với bệnh sởi
- Chẩn đoán và điều trị bệnh sởi như thế nào?
- Bức xúc trò trục lợi kiếm tiền từ dịch sởi
- Trị bệnh sởi theo phương pháp Đông y
- Tin nóng: Bệnh sởi đã có dấu hiệu giảm
- Bộ Y tế quyết liệt khống chế bệnh sởi
- Sẽ có thuốc kháng virus chặn đứng bệnh sởi?
- Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ dưới 9 tháng
- Chữa bệnh sởi bằng bài thuốc cổ truyền
- Lời khuyên điều trị của chuyên gia khi trẻ mắc sởi
- 57,4% số trẻ trong diện tiêm được tiêm phòng sởi
- Hà Nội: Từ 20/4 sẽ tiêm miễn phí vaccin sởi cho trẻ nhỏ
- Cuộc chiến chống dịch sởi: Y bác sĩ quên ăn chống dịch
- Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện đề tài quốc gia nghiên cứu sởi
- Dịch sởi: Đôi lời từ “tâm bão”