Đây không phải là vấn đề lớn nhưng chị em cũng cần biết cách đề phòng và đối phó.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Chu kỳ ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng quá trình là giống nhau.
Một chu kỳ bình thường sẽ trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn tăng sinh
Giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi quá trình rụng trứng diễn ra: đây là giai đoạn phát triển của các nang trứng và dày lên của niêm mạc tử cung.
Giai đoạn chế tiết
Giai đoạn chế tiết kéo dài từ ngày 15 đến ngày 28 của chu kỳ kinh. Sau khi được giải phóng khỏi buồng trứng, trứng bắt đầu di chuyển đến ống dẫn trứng đợi tinh trùng. Nếu sự thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển, tạo thành "cái nôi" cho thai làm tổ.
Giai đoạn hành kinh
Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh, tức là quá trình mang thai không diễn ra. Lúc này, lớp niêm mạc tử cung bị phá vỡ và bong ra, sau đó được đẩy ra khỏi cơ thể qua âm đạo, hình thành nên kinh nguyệt.
Đối phó với khó chịu những ngày "đèn đỏ"
Đau bụng
Khi thành tử cung co lại, mạch máu ở niêm mạc tử cung sẽ bị chèn ép, dẫn đến các mô trong tử cung bị thiếu oxy nên phóng ra các chất gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến chị em cảm thấy đau hơn.
Bên cạnh đó, vào những ngày đầu hành kinh, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất một chất trung gian hóa học khác có tên là prostaglandin. Chất này khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn, dẫn đến làm tăng mức độ đau trong khoảng thời gian này.
Lời khuyên: Lúc này ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo Omega 3 trong chế độ ăn uống hàng ngày. Axit béo Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành…) có thể làm giảm tiết hormone sinh dục nữ, hormone này là tác nhân chủ yếu gây ra các cơn co thắt tử cung ở giai đoạn kinh nguyệt dẫn đến đau vùng bụng dưới.
Mất ngủ hoặc ngủ kém
Nguyên nhân chính của mất ngủ trước kỳ kinh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau trong cơ thể. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự biến đổi về hormone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra sự thay đổi đột ngột trong thân nhiệt cơ thể, đặc biệt là giai đoạn ngủ chuyển động mắt nhanh. Sự thay đổi này không chỉ làm tăng thân nhiệt mà còn ảnh hưởng đến hormone serotonin, gây ra cảm giác lo lắng và mất ngủ.
Mất ngủ trước kỳ kinh cũng có thể liên quan đến sự giảm nồng độ melatonin một hormone quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn.
Lời khuyên: Bạn nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ. Không gian phòng ngủ thoải mái, thoáng đãng. Chế độ ăn nên ăn nhiều thịt bò, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ , có chứa tryptophan rất dồi dào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mụn trứng cá
Trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, hormone chiếm ưu thế là estrogen, ở nửa sau, hormone chính là progesterone. Nồng độ progesterone tăng ở nửa sau vòng kinh và testosterone tăng cao tương đối ở cuối chu kỳ kinh kích thích sản xuất bã nhờn. Quá nhiều bã nhờn gây ra tình trạng da bóng nhờn, bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn P. Acnes phát triển, dẫn đến mụn trứng cá và viêm nhiễm da.
Lời khuyên. Bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp với da. Chế độ ăn nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm (bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm…). Kẽm có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, làm giảm nhiễm trùng, loại bỏ mụn trứng cá.
Căng và tức ngực
Căng, nặng và tưng tức ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày kinh nguyệt. Thông thường, trong những ngày này, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng này kéo dài suốt những ngày đèn đỏ và có thể hết sau khi sạch kinh. Đây là dấu hiệu bình thường, lặp đi lặp lại hàng tháng, nhưng đó cũng biểu hiện cơ thể của chúng ta đang thiếu hụt một số yếu tố.
Lời khuyên: Bạn nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc…) có thể làm giảm những cơn đau tức ngực kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%.
Xem thêm video được quan tâm
Ngồi nhiều có dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam giới hay không?