Hà Nội

Đối phó những trục trặc sức khỏe ngày đèn đỏ

23-03-2014 06:00 | Giới tính
google news

SKĐS - Trước và trong ngày đèn đỏ (kỳ kinh nguyệt), không ít chị em có những trục trặc về sức khỏe. Đó không phải là vấn đề lớn nhưng chị em cũng cần biết cách đề phòng và đối phó.

Trước và trong ngày đèn đỏ (kỳ kinh nguyệt), không ít chị em có những trục trặc về sức khỏe. Đó không phải là vấn đề lớn nhưng chị em cũng cần biết cách đề phòng và đối phó.

 

Đau bụng:

Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất của kinh nguyệt, làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Lời khuyên là bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo Omega 3 trong chế độ ăn uống hàng ngày.

 

Axit béo Omega 3(có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành…) có thể làm giảm tiết hormon sinh dục nữ, hormone này là tác nhân chủ yếu gây ra các cơn co thắt tử cung ở giai đoạn kinh nguyệt dẫn đến đau vùng bụng dưới.

Mất ngủ hoặc ngủ kém: Càng gần ngày đèn đỏ , giấc ngủ của bạn càng chập chờn và không ngon giấc. Có khoảng 60% phụ nữ gặp phải tình trạng này.

Bạn nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, nên ăn nhiều thịt bò, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ có chứa tryptophan rất dồi dào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

 

 

Mụn trứng cá: Sắp đến kỳ kinh, nhiều chị em bị nổi mụn trứng cá trên mặt, làm mất tự tin và không ít phiền toái. Lời khuyên dành cho họ là nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm (bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm…).

Kẽm có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, làm giảm nhiễm khuẩn, loại bỏ mụn trứng cá.

Căng và tức ngực: Căng, nặng và tưng tức ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày kinh nguyệt. Thông thường, trong những ngày này, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng này kéo dài suốt những ngày đèn đỏ và có thể hết sau khi sạch kinh. Đây là dấu hiệu bình thường, lặp đi lặp lại hàng tháng, nhưng đó cũng biểu hiện cơ thể của chúng ta đang thiếu hụt một số yếu tố.

Lời khuyên là chị em nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc…) có thể làm giảm những cơn đau tức ngực kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%.

Dễ cáu giận: Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ. Những trường hợp trên đều bị chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, tuy mức độ biểu hiện khác nhau.

Việc bổ sung vitamin B6 (chuối, súp lơ, cà rốt...) có thể  có thể cải thiện tình trạng này do tác động tốt tới chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nếu bổ sung vitamin B6 và magiê cùng lúc có thể giúp chị em giảm bớt sự lo lắng ở giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Nguyệt Minh


Ý kiến của bạn