Hà Nội

Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số

25-11-2022 19:00 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Nhờ có đội ngũ cô đỡ thôn bản, hàng chục nghìn bà mẹ đã có thai kỳ an toàn, trẻ sơ sinh được chăm sóc đúng cách, giúp giảm thiểu tình trạng tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số và miền núi,

Những “cô đỡ” giữa đại ngàn Tây NguyênNhững “cô đỡ” giữa đại ngàn Tây Nguyên

SKĐS - 23 giờ đêm đông rét mướt, Y Ngọc đang chìm vào giấc ngủ say sưa trong không gian tĩnh mịch của thôn Kạch Lớn II, xã Đắk Sao, huyện Tu mơ rông, tỉnh Kon Tum thì nghe tiếng gọi thất thanh của một người dân tìm đến cầu cứu "bà đỡ"....

Chưa ghi nhận ca tai biến nào khi có cô đỡ thôn bản hỗ trợ

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), kết quả nghiên cứu ghi nhận hoạt động của các cô đỡ thôn bản và dịch vụ do họ cung cấp được cộng đồng chấp nhận, đánh giá cao do sự thuận tiện, gần gũi, đáp ứng đúng yếu tố văn hóa của đồng bào, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao.

Công việc của cô đỡ thôn bản tại địa phương có tác động lớn đối với cộng đồng, góp phần tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân, giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh tại cộng đồng.

Đặc biệt đến nay, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em chưa nhận được báo cáo về tai biến trầm trọng đối với những ca đẻ có sự hỗ trợ của cô đỡ thôn bản. Sự chấp nhận của cộng đồng đối với cô đỡ thôn bản đã khẳng định nhu cầu thậtsự đối với loại hình nhân viên y tế này.

Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Cô đỡ thôn bản giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ở những thôn bản có cô đỡ, kiến thức và thực hành của phụ nữ dân tộc đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ phụ nữ biết cách chăm sóc thai nghén, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian mang thai, sau sinh đã được cải thiện; tỷ lệ chấp nhận khám thai, đến đẻ tại cơ sở y tế hoặc đẻ tại nhà có sự hỗ trợ của cô đỡ thôn bản tăng lên. Phụ nữ có thai đã chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, đi khám thai, tiêm phòng uốn án, uống viên sắt… tại các cơ sở y tế.

Đồng thời, các chỉ số cơ bản như tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý, tỷ lệ khám thai và khám thai đủ 3 lần, tư vấn cho phụ nữ có thai, tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế/đẻ tại nhà có sự hỗ tợ của cô đỡ, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh… tại các thôn bản đều cao hơn rất nhiều so với trước khi có cô đỡ.

Bên cạnh đó, nhờ được phát hiện sớm để chuyển tuyến kịp thời, hàng nghìn ca chết mẹ và trẻ sơ sinh do tai biến thai nghén và chuyển dạ có nguy cơ cao đã được phòng tránh tại các thôn bản xa xôi, hẻo lánh ở vùng dân tộc, vùng núi cao.đội ngũ cô đỡ thôn bản được đào tạo thực hành cầm tay chỉ việc đã phát huy hiệu quả tại cộng đồng, tránh được các tai biến sản khoa đáng tiếc.

Đến nay, gần 3.000 cô đỡ thôn bản đang ngày đêm vượt mọi khó khăn, gian khổ đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; tư vấn, giáo dục sức khỏe; vận động sản phụ đi khám thai và sinh con tại trạm y tế xã; phát hiện thai nghén có nguy cơ để chuyển tuyến kịp thời…

Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức quốc tế và toàn thể cộng đồng cần tiếp tục hỗ trợ ngành y tế nói riêng và các cô đỡ thôn bản nói chung để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, cũng như công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng núi khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và con

TS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em những năm qua đạt nhiều thành tích. Các chỉ số giảm tử vong mẹ, giảm tử vong trẻ em và giảm suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ sinh được khám thai từ 4 lần trở lên đạt hơn 80%; tỷ lệ phụ nữ sinh được nhân viên y tế đỡ duy trì 95-97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu đạt khoảng 80%.

Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Hiện có gần 3000 đỡ thôn bản đang ngày đêm vượt mọi khó khăn, gian khổ đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu...

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, thách thức ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân tộc. Trước đây, tỷ lệ tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sơ sinh tại Việt Nam năm 2000 là 165 ca, năm 2009 là 69 ca và hiện tại giảm xuống 46 ca, phấn đấu đến năm 2020 xuống 45 ca.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng hàng thứ 3, nhưng so với các nước phát triển thì Việt Nam còn một khoảng cách rất xa. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị, tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Việc không khám thai, đẻ tại nhà không được hỗ trợ của cán bộ y tế là nguyên nhân quan trọng khiến tình trạng tử vong mẹ còn cao ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền về sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Ngoài ra, nghèo đói, giao thông khó khăn, thiếu thông tin liên lạc, tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế ở những vùng xa xôi, hẻo lánh… là những yếu tố cản trở đồng bào dân tộc sinh con tại cơ sở y tế. Đặc biệt, sự khác biệt về yếu tố văn hóa như ngôn ngữ, phong tục tập quán có liên quan đến việc mang thai, sinh con… cũng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân ở vùng núi cao.

Bên cạnh đó, nhân lực y tế, trong đó đặc biệt là nhân lực làm công tác chăm sóc thai sản và sơ sinh ở vùng miền núi luôn thiếu trầm trọng. Cán bộ y tế xã rất khó để thực hiện những dịch vụ làm mẹ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh tại các thôn bản vùng núi cao và xa xôi hẻo lánh do điều kiện đi lại khó khăn, thiếu kinh phí, trang thiết bị. Trên thực tế, cán bộ y tế là người dân tộc Kinh khó có khả năng hòa nhập, tiếp cận với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc thù như H'mông, Giẻ Triêng, Raglai…. Đồng thời, các chế độ, chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại vùng khó khăn còn nhiều bất cập…

Đào tạo cô đỡ thôn bản cho vùng khó khăn

Nhận thức được những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn.

Công việc thường ngày của cô đỡ thôn bản được thực hiện theo chức năng nhiệm vụ quy định tại Thông tư 07 /2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên  y tế thôn bản.

Cô đỡ thôn bản tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn bản, vận động hướng dẫn người dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng bệnh thông thường; Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, ơ phường, thị trấn, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.

Nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản là tuyên truyền, vận động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em: Tư vấn về sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ. Tiêm phòng uốn ván cho mẹ và tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi.

Đội ngũ cô đỡ thôn bản góp phần giảm tử vong mẹ và con vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Cô đỡ Katơr Thị Nính (dân tộc Raglay) xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) tiêm vacxin cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.

Hướng dẫn phụ nữ mang thai cách chăm sóc bản thân khi mang thai, sau khi sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, cách cho trẻ ăn hợp lý.

Cô đỡ thôn bản thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai: Quản lý thai nghén, phát hiện những trường hợp có thai có nguy cơ cao và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.

Đỡ đẻ đường dưới ngôi chỏm cho phụ nữ mang thai khi chuyển dạ không đến hoặc không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ.

Xử trí ban đầu các trường hợp xảy ra tai biến trong quá trình đẻ tại nhà và chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời.

Cô đỡ thôn bản định kỳ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ tại nhà; Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hóa gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc tránh thai theo quy định của Bộ Y tế;

Phối hợp tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản

Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, tham gia các khóa tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức nâng cao trình độ.

Quản lý và sử dụng hiệu quả túi cô đỡ thôn bản

Thực hiện ghi chép, báo cáo đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y  tế xã.

Cô đỡ thôn bản xóa hủ tục lạc hậuCô đỡ thôn bản xóa hủ tục lạc hậu

Năm 1997, bắt nguồn từ sáng kiến của GS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Bệnh viện Từ Dũ TP.Hồ Chí Minh, chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản được triển khai.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mưa Lũ Dồn Dập, Nguy Cơ Bùng Phát Nhiều Dịch Bệnh | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn