Đổi mới phương pháp truyền thông dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong mùa dịch

28-12-2021 17:32 | Xã hội
google news

SKĐS - Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, bên cạnh nghiêm túc thực hiện các nội dung về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Hội KHHGĐ tỉnh Thái Bình còn linh hoạt đổi mới phương pháp truyền thông về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản trong bối cảnh hiện nay.

Mức sinh xuống thấp và hệ lụy đến… đời con cháuMức sinh xuống thấp và hệ lụy đến… đời con cháu

SKĐS - Tác động, hệ lụy của vấn đề dân số rất lâu dài, hàng thập kỷ sau mới thấy. Tương lai của thế hệ con cái chúng ta sẽ được hưởng thành quả trái ngọt hoặc vị đắng chát từ chính sách của chúng ta hôm nay.

Để triển khai thực hiện tốt các mục tiêu trên trong bối cảnh dịch bệnh, Hội KHHGĐ tỉnh Thái Bình luôn quán triệt việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Y tế, chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thái Bình cùng các cơ quan trên địa bàn. Cùng với đó, tăng cường vai trò của các đội ngũ cán bộ trong công tác tuyên truyền về dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Hội thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh mức sinh giữa các địa phương, duy trì mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ DS-KHHGĐ để các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận một cách thuận lợi.

Theo đó, giảm tổng tỷ suất sinh ở 7 huyện và tăng mức sinh ở thành phố Thái Bình để đạt mức sinh thay thế. Ngoài ra, Hội còn thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng mức sinh và xu hướng mức sinh đến năm 2025 và 2030 của địa phương. UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong từng giai đoạn, đồng thời kiên quyết chỉ đạo hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con.

Thái Bình: Đổi mới phương pháp truyền thông dân số, chăm sóc SKSS trong mùa dịch - Ảnh 2.

Cung cấp dịch vụ lưu động chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho các cán bộ nữ trong tỉnh Thái Bình.

Đổi mới phương pháp giáo dục, truyền thông về dân số

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Hội KHHGĐ tỉnh Thái Bình đã linh hoạt, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi trong hệ thống giáo dục.

Triển khai, nhân rộng mô hình chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên; Đề án Tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân tại cơ sở nhằm nâng cao nhận thức cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn. Nội dung chương trình cần củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Đồng thời, Hội KHHGĐ tỉnh còn đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng như xây dựng phóng sự, bản tin phát trên truyền hình, truyền thanh và trên Internet, Zalo, Youtube, Facebook... Biên soạn, sản xuất, phát hành các ấn phẩm truyền thông, tư vấn, vận động, xây dựng các thông điệp truyền thông, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với vùng mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm sức khỏe sinh sản, KHHGĐ cho người dân. Cung cấp dịch vụ lưu động chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho các cán bộ nữ trong tỉnh...

Điều chỉnh mức sinh phù hợp góp phần phát triển dân số bền vững

Với mục tiêu phấn đấu đạt mức sinh thay thế trên địa bàn tỉnh, tăng mức sinh ở địa phương có mức sinh thấp và giảm mức sinh ở những địa phương có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 107/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng đối tượng đến năm 2030 của tỉnh Thái Bình.

Với mục tiêu trên, tỉnh Thái Bình đã đưa ra một loạt nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích. Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan.

Đặc biệt, Kế hoạch đã chỉ rõ các nhiệm vụ và giải pháp chú trọng việc đạo tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác dân số các cấp. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển, đưa nội dung này là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ cấp tỉnh. Tiếp thu và triển khai các chương trình dự án thuộc lĩnh vực dân số do các tổ chức quốc tế tài trợ.

Đồng thời phối hợp với thành viên BCĐ công tác dân số kế hoạch các cấp tổ chức triển khai kiểm tra định kỳ, giám sát, hỗ trợ đánh giá việc thực hiện kế hoạch, kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn góp phần thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025 giảm tổng tỷ suất sinh ở 7 huyện, tăng mức sinh thay thế để đạt mức sinh thay thế (2,0 con/bà mẹ) và duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2030. Tỷ số giới tính khi sinh dưới 110 bé trai /100 bé gái sinh ra sống và tỷ số giới tính khi sinh dưới 109 bé trai sinh ra sống vào năm 2030. Và 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, phòng tránh vô sinh, hỗ trợ sinh sản và duy trì đến năm 2030.

Xem thêm video đang được quan tâm:

TP. HCM: Không tiêm vaccine, trẻ vẫn được đi học | SKĐS


An Nhiên
Ý kiến của bạn