Hà Nội

Đối đầu Nga-Mỹ: Nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới?

13-10-2016 15:15 | Quốc tế
google news

SKĐS - **Ngày 12/10, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 của Pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập tình hình xung đột tại Syria, trong đó ông tuyên bố Mỹ đã làm hỏng thỏa thuận ngừng bắn tại Syria.

**Ngày 12/10, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 của Pháp, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập tình hình xung đột tại Syria, trong đó ông tuyên bố Mỹ đã làm hỏng thỏa thuận ngừng bắn tại Syria. Trước đó, Tổng thống Nga Putin đã bất ngờ hủy chuyến thăm Pháp vì bất đồng trong vấn đề Syria. Giới phân tích nhận định dường như đang xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga, Mỹ và phương Tây.

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 (Pháp), Tổng thống Nga nêu rõ Nga đã nhiều lần yêu cầu trước tiên cần phân biệt rõ lực lượng khủng bố với phe đối lập ôn hòa tại Syria, sau đó tuyên bố lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, phía Mỹ muốn làm ngược lại. Tổng thống Putin cho rằng Mỹ và các đồng minh phải chịu trách nhiệm trước tiên về tình hình hiện nay ở Syria nói riêng và khu vực nói chung. Theo ông Putin, sau khi xảy ra cái gọi là "Mùa xuân Arập" được phương Tây cổ súy tại nhiều nước Trung Đông - Bắc Phi, như Libya, tình hình khu vực bất ổn và đây trở thành nguồn gốc của mối đe dọa khủng bố. “Tôi cho rằng, các đối tác phương Tây mà quan trọng nhất ở đây là Mỹ, phải chịu trách nhiệm cho sự bất ổn hiện nay tại Syrria nói riêng và toàn bộ khu vực Trung Đông.Mục tiêu của Nga là không để kịch bản tương tự tái diễn tại Syria”.

Trong một diễn biến khác, Nga hôm 13/10 cảnh báo Anh phải đảm bảo nhiệm vụ giữ an toàn cho các nhà ngoại giao Nga đang làm việc trên lãnh thổ Anh, sau lời kêu gọi biểu tình chống Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Anh Boris Johnson.

Nga-My

Nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ một cuộc điều trần trước Quốc hội Anh. Trong đó, Ngoại trưởng Johnson nói rằng có những bằng chứng cho thấy chính Nga đã tấn công vào đoàn xe cứu trợ của Liên Hiệp Quốc ở Syria hồi tháng 9 khiến 20 người thiệt mạng. Ngoại trưởng Anh yêu cầu tiến hành điều tra Nga với cáo buộc tội ác chiến tranh và kêu gọi biểu tình chống Nga ở London.

Anh là nước phương Tây kế tiếp sau Mỹ và Pháp có những lời lẽ ngoại giao tấn công vào Nga và cá nhân Tổng thống Nga Putin liên quan đến những diễn biến gần đây ở Syria. Mặc dù Nga – Syriađạt được nhiều bước tiến lớntại Syria, nhưng Mỹ và phương Tây vẫn lên tiếng chỉ trích Nga khi cho rằng Nga và Syria đã vi phạm nhân quyền, không tôn trọng sinh mạng thường dân.

Lợi ích khác biệt

Căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ bùng phát sau khi thỏa thuận ngừng bắn tại Syria mà Moskva và Washington đạt được ngày 9/9 vừa qua thất bại sau một tuần thực thi. Hai bên đã đổ lỗi cho nhau về những diễn biến tiêu cực tại chiến trường Syria.

Thực chất, nguyên nhân sâu xa khiến quan hệ giữa Nga và Mỹ leo thang căng thẳng là do sự khác biệt về mục tiêu và lợi ích tại những điểm nóng xung đột. Với sự hậu thuẫn của Nga, chế độ hợp pháp của Tổng thống Al Assad được củng cố và giảm dần sự bành trướng của IS. Điều cũng giúp Nga bảo vệ vị thế và ảnh hưởng của mình tại Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung. Trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của Mỹ lật đổ chế độ của Tổng thống hợp pháp Al Assad, người mà Washington coi là “vật cản trở” lợi ích địa chính trị của Mỹ trong khu vực. Mặt khác, sự cạnh tranh lợi ích địa chính trị giữa Nga, Mỹ vẫn tiếp tục xảy ra ở Ukraine, Grudia…khiến quan hệ Nga, Mỹ, phương Tây lúc nào cũng băng giá.

Giới phân tích cho rằng những hành động “ăn miếng, trả miếng” giữa Nga và Mỹ trong thời gian gần đây khiến mối quan hệ song phương Nga-Mỹ gần như trở về vạch xuất phát ban đầu. Sự căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ đã và đang khiến thế giới lo ngại về những hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra. Thứ nhất, việc Nga và Mỹ quay lưng lại với trong vấn đề Syria sẽ khiến cuộc khủng hoảng Syria ngày càng trở nên trầm trọng. Thứ hai, việc Nga-Mỹ ngừng hợp tác sẽ khiến việc tìm kiếm các giải pháp giải quyết các vấn đề quốc tế “nóng” toàn cầu đổ vỡ.

Trong một diễn biến mới nhất, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã hối thúc Nga-Mỹ làm việc tích cực hơn giải quyết cuộc khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trong quan hệ Nga-Mỹ khiến dư luận mất dần hy vọng về một giải pháp đàm phán chính trị vì một lợi ích chung.


N.Minh
Ý kiến của bạn