Hà Nội

Đội cứu nạn, cứu hỏa đặc biệt dưới chân núi Langbiang

31-05-2022 14:43 | Xã hội
google news

SKĐS - Cứ nhận được tin báo về các trường hợp gặp nạn, có đám cháy, lập tức Đội Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (PCCC và CHCN) tự quản thị trấn Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) lại lên đường.

Cứu nạn nhân đuối nước bằng sàoCứu nạn nhân đuối nước bằng sào

SKĐS - Cùng xem Video sau để được hướng dẫn cụ thể khi cứu nạn nhân đuối nước bằng sào nhé.

Xông pha trên mọi nẻo đường để cứu nạn

Mọi thành viên trong đội đều xác định có mặt tại hiện trường nhanh nhất, cứu nạn kịp thời nhất là niềm hạnh phúc của mình.

Đội được thành lập vào tháng 8/2018 theo quyết định của chính quyền thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) với 44 thành viên tham gia. Các thành viên của đội là những đoàn viên thanh niên, ban bảo vệ dân phố, cựu chiến binh, thành viên Câu lạc bộ ô tô- mô tô địa hình Langbiang…

Đội cứu nạn, cứu hỏa đặc biệt dưới chân núi Langbiang - Ảnh 2.

Hệ thống xe cứu nạn, cứu hộ mà Đội PCCC-CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương đã góp tiền mua

Ngay từ khi được phép hoạt động, các thành viên của đội đã trở thành "cứu tinh" của nhiều vụ hỏa hoạn lớn ở Lạc Dương và TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Trên hành trình tự nguyện dốc sức đi cứu hỏa của mình, các thành viên của đội đã cứu được nhiều nạn nhân bị nước lũ cuốn trôi.

Ông Đặng Ngọc Hiệp -Đội trưởng Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương cho biết, từ hơn 40 người, đến năm 2022, đội đã có 76 thành viên. Mọi thành viên đều năng động, sẵn sàng trực chiến trên mọi nẻo đường khi có sự cố.

Theo ông Hiệp, trong đội hiện có 30 xe ô tô địa hình của những anh em đam mê ô tô địa hình. Nhờ vậy mà có thể hỗ trợ nhau xông pha vào những khu vực đường hẹp, dốc, quanh co mà các phương tiện khác không vào được để giải cứu kịp thời những trường hợp bị nạn, nhất là tai nạn giao thông hoặc tại nạn khi đi du lịch mạo hiểm. Điển hình như vụ cứu 2 du khách nước ngoài đi lạc trong rừng ban đêm ở huyện Lạc Dương.

Đội cứu nạn, cứu hỏa đặc biệt dưới chân núi Langbiang - Ảnh 4.

Các thành viên Đội PCCC-CHCN tự quản Lạc Dương tham gia cứu nạn

"Sau khi giúp đỡ, đội chúng tôi không bao giờ lấy bất cứ chi phí nào. Nhờ thế mà cũng để lại được ấn tượng tốt với du khách trong và ngoài nước, nhất là ở khu vực Langbiang, TP. Đà Lạt"- ông Hiệp thổ lộ.

Ngoài các ô tô địa hình còn có hàng chục xe chuyên dùng để PCCC và CHCN, 3 mô tô nước công suất lớn, 3 chiếc xuồng phao có gắn động cơ, 7 máy bơm chữa cháy, 2 máy phát điện... Nguồn kinh phí mua sắm đều do các thành viên tự nguyện đóng góp.

Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương hoạt động theo mô hình 442. Ông Hiệp lý giải, 442 nghĩa là "bốn tự" "bốn tại" "hai không". "Bốn tự" là tự nguyện tham gia; tự xây dựng; tự đầu tư tiền túi và tự quản lý. "Bốn tại" là chỉ huy tại chỗ; con người tại chỗ; phương tiện tại chỗ; học tập tại chỗ. "Hai không" là không sợ nguy hiểm, không được lấy thù lao hay đòi quyền lợi. 

Trong trí nhớ của ông Hiệp, từ ngày thành lập đến nay, đội đã tích cực phối hợp, tham gia chữa cháy 5 vụ; Dập tắt 9 vụ cháy trụ điện lúc đêm khuya mưa bão; Cứu nạn và chữa cháy 3 vụ cháy phương tiện giao thông …

Trong những lần lũ lụt, các thành viên trong đội không ngần ngại khó khăn đêm tối phối hợp với cơ quan chức năng ứng cứu kịp thời và tìm kiếm người bị nạn. Điển hình như trận lũ quét ngày 8/8/2019 và đợt tham gia tìm kiếm người bị nạn trong giải marathon năm 2020. Hoặc việc giải cứu thành công hàng chục phương tiện khi tham gia giao thông trên địa bàn gặp sự cố bất trắc khi vận chuyển hàng hóa.

Ý nghĩa với cộng đồng

Một vụ việc để lại ấn tượng sâu sắc đối với Đội PCCC và CHCN tự quản thị trấn Lạc Dương đó là giải cứu thành công 2 du khách mắc kẹt giữa dòng nước lũ chảy xiết. Vụ việc xảy ra vào cuối tháng 11/2020. Khi đó một nhóm du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh đi tour du lịch khám phá Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, huyện Lạc Dương. Khi băng qua suối trên địa bàn thôn K'long K'lanh, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương thì 4 người trong nhóm bị nước lũ cuốn trôi.

Đội cứu nạn, cứu hỏa đặc biệt dưới chân núi Langbiang - Ảnh 6.

Trong đợt bùng dịch COVID-19 lần thứ 4, Đội PCCC-CHCN tự quản Lạc Dương đã sát cánh chống dịch

"Nhận được tin báo từ người dân, tôi tức tốc điện báo cho lãnh đạo huyện Lạc Dương. Đồng thời đội đã di chuyển 3 chiếc xuồng phao có gắn động cơ nhanh chóng đến hiện trường. Tại đây, 2 du khách đang bám vào gốc cây giữa dòng nước lũ, anh em chúng tôi đã dùng xuồng ra đó và tìm cách giải cứu thành công được cả 2 nạn nhân"- ông Đặng Ngọc Hiệp bồi hồi nhớ lại.

Theo chia sẻ của ông Hiệp, trước những tình huống khó khăn, cấp bách trong cứu nạn, nguy hiểm luôn trực chờ với người đi cứu nạn, họ có thể sẽ phải trả giả bằng cả tính mạng. Thế nhưng, các thành viên Đội PCCC và CHCN tự quản Lạc Dương luôn động viên, khuyến khích nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, xông pha nhanh đến nơi nguy hiểm nhất để cứu người trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Đội cứu nạn, cứu hỏa đặc biệt dưới chân núi Langbiang - Ảnh 7.

Nhiều bằng khen của các cấp, ngành... được trao cho các hành động dũng cảm trong cứu hộ, cứu nạn của Đội PCCC-CHCN tự quản Lạc Dương

Để có kỹ năng cũng như nghiệp vụ PCCC-CNCH, Đội đã thường xuyên tự giúp nhau luyện tập, tham gia tập huấn các khóa do Phòng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức, tham gia hội thảo về PCCC và CHCN do nhiều cơ quan tổ chức.

Trong những ngày dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua, đội còn ngày đêm phối hợp tuyên truyền, phun khử khuẩn tại khu vực đông dân cư, công sở, trường học, các chốt kiểm tra y tế. Bên cạnh đó, tổ chức cấp phát trên 20 ngàn chiếc khẩu trang cho trường học và nhân dân ở Lạc Dương, liên tục vận chuyển mặt hàng thiết yếu cho các xã bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Trước những việc làm tự nguyện, có ý nghĩa lớn với cộng động, Đội PCCC và CHCN tự quản Lạc Dương liên tục nhận được nhiều Giấy khen, Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng; Bộ Công an…và nhiều cấp, ngành. Chính quyền địa phương cũng xem là mô hình tiêu biểu để nhân rộng.

Xem thêm video được quan tâm

Nắng nóng mùa hè 2022 có phá vỡ kỷ lục hè 2020/SKĐS



Khánh Lâm-Yên
Ý kiến của bạn