Quả Hồng châu là loại quả được hái từ cây Hồng châu
Hồng châu còn có tên gọi khác: Cây móc quạ, cây mề gà, cây rom, cây khua mật...
Tên khoa học: Capparis versicolor Griff, thuộc họ họ Màn Màn (Capparaceae).
1. Đặc điểm sinh học
Cây Hồng châu thường mọc ở khu vực núi đá thuộc dạng cây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng. Lá cây to bằng 2 ngón tay người lớn, dài khoảng từ 11 - 12cm, màu của lá xanh đậm.
Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm, cũng là những tháng trong năm thường ghi nhận các vụ ngộ độc khi người dân ăn phải loại quả này.
Quả tròn to gần bằng quả trứng gà, quả hồng châu chín có màu tím đậm, khi xanh thì nó có màu xanh nhạt. Quả hồng châu chín khá mềm, có phần vỏ trơn bóng, nhẵn, nếu bổ đôi quả hồng châu ra sẽ thấy phía trong sát vỏ có một lớp màu hồng.
Một quả Hồng châu có từ 4 - 6 hạt, hạt được bao bọc trong một lớp cùi màu trắng đục, khá mềm. Phần cùi bao bọc quả rất mọng nước, hạt của quả Hồng châu có màu tím sẫm rất đẹp và có kích thước bằng hạt ngô. Quả Hồng châu chín rộ vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm.
Vì thế đây cũng là các tháng trong năm thường ghi nhận các vụ ngộ độc do ăn phải quả Hồng châu, chủ yếu là trẻ em, tập trung ở độ tuổi từ 6 - 12 tuổi (chưa đủ nhận thức).
2. Độc tố quả Hồng Châu nằm ở hạt
Quả Hồng châu có các alcaloid, thường thấy trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Alcaloid có độc tính tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp…
Các thử nghiệm trên chuột cho thấy, liều tối thiểu gây chết qua đường tiêu hóa của hạt có cả cùi đối với thỏ là 18g/kg thể trọng, đối với chuột cống trắng là 72g/kg thể trọng (động vật chết do suy hô hấp và trụy tim mạch).
Các triệu chứng khi bị ngộ độc quả hồng châu biểu hiện như: Nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Như vậy, độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch. Hiện nay khi ngộ độc quả hồng châu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy điều trị triệu chứng là chủ yếu.
Alcaloid được tìm thấy chủ yếu trong thực vật và đặc biệt phổ biến trong một số họ thực vật có hoa. Trên thực tế, ước tính có tới 1/4 thực vật bậc cao có chứa alcaloid, trong đó có hàng nghìn loại khác nhau đã được xác định.
Chức năng của alcaloid trong thực vật vẫn chưa được hiểu rõ. Có ý kiến cho rằng chúng chỉ đơn giản là chất thải của quá trình trao đổi chất của thực vật, nhưng bằng chứng cho thấy chúng có thể phục vụ các chức năng sinh học cụ thể.
Ở một số thực vật, nồng độ của alcaloid tăng ngay trước khi hình thành hạt và sau đó giảm xuống khi hạt chín, điều này cho thấy rằng alcaloid có thể đóng một vai trò trong quá trình này. Ancaloid cũng có thể bảo vệ một số loài thực vật khỏi bị phá hủy bởi một số loài côn trùng.
Một số loại alcaloid được phân hủy do tác dụng nhiệt (khi đun sôi), người ăn không bị nhiễm độc, nhưng có một số loại không bị phân hủy bởi nhiệt độ, rất dễ bị ngộ độc khi ăn.
Trong cây, các alcaloid thường ở dạng muối của các axit hữu cơ như axit malic, limonic, oxalic, succinic... Dưới dạng này, chúng dễ tan trong nước nên dễ hấp thu qua bộ máy tiêu hóa của người và động vật và gây độc mạnh.
Độc tố của quả hồng châu là alcaloid, chứa chính trong nhân hạt.
3. Các phương pháp xử lý
- Cần được nhanh chóng gây nôn: Để thải bớt chất độc ra ngoài, bằng cách móc họng gây nôn hoặc bằng mọi cách để gây nôn nhanh chóng. Khi nôn được có thể gây nôn nhiều lần bằng cách cho uống nhiều nước rồi gây nôn,
- Hút chất độc bằng uống than hoạt tính: Liều lượng 50 -200gam.
-Rửa dạ dày: Ở những nơi có y tế áp dụng thủ thuật rửa dạ dày bằng nước oresol (thay cho nước) rửa dạ dày.
Đối với người dân, đặc biệt là trẻ em tuyệt đối không ăn các loại cây, củ, quả lạ mọc trong rừng, trong đó có quả hồng châu để phòng ngừa ngộ độc có thể dẫn đến tử vong. Khi thấy xuất hiện các các triệu chứng ngộ độc cần sơ cứu tại chỗ và đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Khi vận chuyển cho bệnh nhân nằm nghiêng. Trong quá trình di chuyển phải thường xuyên theo dõi tình trạng và sắc mặt của người bệnh. Nếu thấy thở yếu hoặc ngừng thở thì cần sử dụng dụng cụ sơ cứu và hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo.
Một số bài thuốc nam giải độc (khi bệnh nhân còn nuốt được):
Bài 1: Lá cây tóp mỡ 50-150 g tươi, nhai nuốt nước hặc giã giã thêm 300-500 ml vắt nước.
Tác dụng: giải độc, chống tiêu chảy, chống trụy tim mạch.
Bài 2: Cây rau trai núi (thài lài tía) 50-200g, nhai nuốt nước hoặc giã vắt nước uống.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống nôn, chống co giật, chống suy tim, thận.
Bài 3: Rễ cây đu đủ tươi 30g, rễ trinh nữ 30 gam, giã, thêm 300-500 ml vắt nước uống hoặc sắc uống.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống co giật, chống rung cơ, chống nôn, chống suy tim, thận
Bài 4: Lá bàng 30-100g, lá xuyến chi 100g giã thêm 300-500 ml vắt nước uống.
Bài 5: Lá cây chua ke 100g, lá cây bời lời nhớt 50g, tua đa (si) 50- 100g, giã, thêm 300-500 ml vắt nước uống.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống co giật, chống rung cơ, chống nôn, chống đi chảy, chống suy tim, thận...
Mời độc giả xem thêm video:
Bản Tin Y Tế 13/7: Uống Nhầm Thuốc Điều Trị Tâm Thần, Bé 2 Tuổi Nguy Kịch | SKĐS