Độc quyền: THTT ca mổ thay khớp gối bán phần đầu tiên tại miền Bắc

23-06-2017 13:39 | Sức khỏe TV
google news

SKĐS - Chiều 23/6, Báo Sức khỏe&Đời sống độc quyền truyền hình trực tiếp ca phẫu thuật thay khớp gối bán phần đầu tiên tại Khoa Ngoại Thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình (Khoa Ngoại A), BV Đại học Y Hà Nội.

Mời các bạn theo dõi ca mổ

Xem thêm: Kỹ thuật thay khớp gối bán phần

Bệnh nhân (BN) được lựa chọn mổ miễn phí khớp gối bán phần đầu tiên tại miền Bắc là bà Hoàng Thị Hồng, 59 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội.

BN Hồng cho biết bị đau khớp gối gần 8 năm nay, chân phải đau nhiều hơn chân trái. Theo lời kể của bệnh nhân, ban đầu, BN chỉ có biểu hiện hơi đau nhưng làm gắng sức thì cảm thấy đau nhói.

Bệnh nhân Hoàng Thị Hồng.

Trước đây, BN làm nghề làm đậu phụ bán nhưng do ảnh hưởng khớp gối quá đau nên phải bỏ nghề. BN đã đi khám được xác định thoái hóa khớp vừa, được chỉ định tiêm chất nhầy nhưng gần đây lại có biểu hiện đau hơn, đau nhiều mỗi khi đi lại, cảm giác bị chèn khớp gối, cử động khớp khó khăn.

TS. Gunter Jens Muller đang hướng dẫn trên mô hình

Biết đến chương trình phẫu thuật thay khớp gối bán phần tại BV Đại học Y Hà Nội với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài, BN đã đến khám và chẩn đoán thoái hóa khớp gối bên phải. Do hoàn cảnh khó khăn, BN được phẫu thuật miễn phí thay khớp gối bán phần bên phải.

GS. TS. Gunter Jens Muller:
- Là chuyên gia Đức, ông Muller là giáo sư nổi tiếng thế giới về phẫu thuật khớp, đã có kinh nghiệm mổ hơn 4.000 ca thay khớp.
- GS.TS Gunter Jens Muller là người tư vấn về quy trình thay thế hông và gối, bác sĩ đã thực hiện hơn 400 ca phẫu thuật mỗi năm tại nhiều bệnh viện khác nhau.
- Ông là bác sĩ có trình độ cao, có kỹ thuật chuyên môn bổ sung trong phẫu thuật nối khớp gối (ông phẫu thuật khoảng 100 ca/năm) và thay thế hông can thiệp.
- Ông được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao về trình độ và khả năng chuyên môn sâu cũng như kinh nghiệm.
- Mỗi năm, GS. Muller tiến hành khoảng 60 ca phẫu thuật đòi hỏi độ khó và trình độ cao. Ông cũng là giáo sư hướng dẫn , đào tạo các bác sĩ nội trú thực hành các quy trình điều trị bệnh mới.

TS. Gunter Jens Muller và TS. Nguyễn Văn Hoạt hội chẩn.

TS. Gunter Jens Muller và TS. Nguyễn Văn Hoạt đang tư vấn cho bệnh nhân khớp gối

Trường hợp thứ 2 là BN Lê Thị Chung, phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội. Bệnh nhân bị viêm khớp gối, chịu nhiều đau đớn đã 7 năm nay. BN Chung chia sẻ, hiện tại BN không tự đi lại được, phải dùng xe đẩy hoặc chống nạng đi, muốn đi đâu cần sự hỗ trợ của người nhà.

BN đã đi khám chữa nhiều nơi, đông tây y kết hợp, dùng nhiều thuốc nhưng không thuyên giảm, chân càng đau hơn. BN đã đến khám tại BV Đại học Y Hà Nội, qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán BN bị hỏng khớp gối toàn phần 2 bên và chỉ định phẫu thuật thay khớp gối toàn phần.

Bệnh nhân Lê Thị Chung.

Diễn biến ca mổ thứ 1 như sau:

13h50: Ca mổ bắt đầu. Bệnh nhân được kíp mổ chuẩn bị trước mổ.

13h55: Phẫu thuật viên mở phần khớp tổn thương, cắt một phần cơ xương trong. Lồi cầu đùi của bệnh nhân bộc lộ ra, nhìn thấy rõ thoái hóa của lồi cầu đùi.

13h58: Cắt dây chằng lên sụn trên, một phần sừng trước của sụn trên được lấy ra. Có thể thấy rõ mâm chày, nhìn thấy phần khớp thoái hóa.

Tiến trình phẫu thuật có thể tóm tắt như sau:  phẫu thuật viên mổ 1 đường mổ 10cm ở khớp gối, để bộc lộ khớp gối, loại bỏ gai xương, và mặt sụn bị thoái hóa, sau đó thay thế mặt sụn của lồi cầu đùi và mâm chày bằng vật liệu nhân tạo của Link. Từ đó thay thế 1 phần khớp gối đã bị hư hỏng của người bệnh. Trung bình 1 ca phẫu thuật khớp gối bán phần có 5 thì bao gồm:

- Rạch da

- Loại bỏ gai xương của mâm chày.

- Cắt bỏ phần thoái hóa của mâm chày.

Phẫu thuật viên cắt bỏ mặt sụn (phần thoái hóa của lồi cầu đùi).

- Trước khi lắp mảnh ghép (implant) phẫu thuật viên sẽ dùng dụng cụ để thử tìm ra kích thước phù hợp với khớp của bệnh nhân với mục đích làm sao cho tương đồng nhất về mặt giải phẫu cũng như cơ sinh học  với khớp của người bệnh.

Sau đó dùng implant thật gắn vào cơ thể của người bệnh có sử dụng xi măng sinh học.

- Đóng vết mổ kết thúc quá trình phẫu thuật.

14h26: Đưa dụng cụ vào đo

14h30: Tạo một rãnh, đưa dụng cụ thử vào.

14h32: Tạo lỗ khoan ở lồi cầu đùi giúp gắn xi măng sinh học bám chắc hơn.

14h33: Lấy khớp để gắn cố định

14h38: Bác sĩ dùng 1 gói xi măng gắn 1 lúc cả lồi cầu đùi và xương bánh chè

Thiết diện khớp của lồi cầu đùi được gắn vào mâm chày. Gắn miếng đệm khoảng 1mm vào giữa khe để xi măng nở ra không đẩy mâm chày vào lồi cầu đùi.

14h43: Thời gian để chờ xi măng đông cứng gắn chặt giữa khớp nhân tạo vào xương của bệnh nhân.

14h 46: Đóng da

14h50: Cuộc phẫu thuật đã kết thúc, phẫu thuật viên đã đặt khớp nhân tạo vào khớp của bệnh nhân chỉ trong vòng 45 phút. Phẫu thuật này có nhiều ưu điểm hơn phẫu thuật khớp toàn phần.

Theo các bác sĩ, sau mổ từ 2-3 ngày, bệnh nhân có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu, và có khả năng đi lại được ngay.


Ban Điện tử - Quốc tế
Ý kiến của bạn