Độc lạ văn hóa giã cốm của dân tộc Tày: Đôi tay thô kệch nhịp nhàng khi ‘cắc loỏng’

02-10-2023 07:03 | Xã hội

SKĐS - Mỗi độ cuối Thu, khi những bông lúa nếp sữa Khẩu Lếch trên cánh đồng lúa Phúc Yên (Lâm Bình, Tuyên Quang) hửng vàng phần ngọn, cũng là lúc những chàng trai, cô gái Tày bắt đầu chọn những bông to, mẩy để chuẩn bị cho mẻ cốm mới dẻo thơm.

"Cắc loỏng" là ngôn ngữ dân tộc Tày có ý nghĩa là giã cốm bằng tay với công cụ chính là chày và loỏng (người Tày ở Yên Bái gọi loỏng là đuống - PV). Với cộng đồng người dân tộc Tày ở Lâm Bình, Tuyên Quang, chày, loỏng chính là công cụ tạo ra nét âm thanh độc đáo, là linh hồn của lễ hội giã cốm ở nơi đây.

Âm thanh "cắc loỏng" được người dân bản địa Tuyên Quang ví như giai điệu âm nhạc đặc sắc của dân tộc Tày, chẳng nơi nào và chẳng dân tộc nào có được.

photo-1696056572612

Toàn cảnh những người đàn ông, phụ nữ Tày ở xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình hái những bầu lúa nếp mẩy hạt để làm cốm. Ảnh: K.Thoa – B.Loan

Bởi vậy, vào sáng sớm những ngày tháng 9, thàng 10, khi những hạt sương thu đang đọng trên những tấm mạng nhện mỏng manh, cũng là lúc những chàng trai, cô gái Tày bắt đầu rủ nhau ra thuở ruộng đầu bản, để hái lúa.

Điều đặt biệt là vào ngày thường, những người đàn ông dân tộc Tày lo "công to việc lớn", nhưng khi tham gia hội giã cốm, họ tỉ mẩn, khéo léo đến lạ. Với những đôi tay thô kệch, sần sùi, họ cùng những cô gái Tày thoăn thoắt lựa từng bông nếp mẩy hạt, mọng sữa, chuẩn bị cho mẻ cốm thơm dẻo.

Theo người Tày ở xã Phúc Yên, ngoài sự cầu kỳ trong khâu lựa chọn bầu hạt thóc chớm vàng, đều hạt, một điều kiện nữa để có được mẻ cốm thơm, dẻo với hương vị đặc biệt chính là sau khi tán rời, hạt thóc nếp phải được rang đều bằng tay trên chảo gang cho chín tới và hạt thóc sau rang phải được giã hoàn toàn bằng tay.

photo-1696056574126

Ngày hội giã cốm tại Lâm Bình không chỉ có cộng đồng dân tộc Tày mà có nhiều dân tộc khác tham gia. Những hạt cốm sau thu hái được tách rời và rang bằng tay trên chảo gang. Ảnh: K.Thoa – B.Loan

Khi thóc được đưa vào loỏng để bóc tách hạt, giã thành cốm, cũng là lúc dân bản tổ chức lễ hội vui chơi. Những tiếng reo hò của con trẻ, xen giữa những giai điệu của tiếng chày, tiếng loỏng mà người Tày ở Lâm Bình gọi là "múa cắc loỏng", đã tạo nên bầu không khí sôi nổi mà hiếm nơi nào có được.

Nhịp "cắc loỏng" là những bài ca về tình yêu, đạo đức, ý chí, tình cảm và còn là tín hiệu nóng ấm của con tim, là sợi dây gắn kết cộng đồng, thắp sáng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc Tày.

photo-1696056574746

Trong ngày hội giã cốm, những âm thanh của "cắc loỏng" vang lên từng nhịp, xen giữa những tràng nô đùa của trẻ thơ, chính là sự báo hiệu cho một mùa màng bội thu, sự ấm no đủ đầy của người dân. Ảnh: K.Thoa – B.Loan

Múa "cắc loỏng" được thực hành qua nhiều thể thức, nhiều nhịp điệu. Mỗi nhịp điệu diễn tả khác nhau, vừa mang màu sắc tâm linh, vừa chứa đựng những ý niệm phồn thực.

Bởi vậy, khi mẻ cốm được tách trấu hoàn toàn, thành quả trong mẻ cốm đầu tiên sẽ được người dân gói bằng lá chuối hoặc lá dong và dâng lên bàn thờ thổ công. Nghi thức này là để bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng với đất trời, tổ tiên với tâm nguyện cầu mưa thuận gió hoà, người nông dân gặp may mắn trong lao động sản xuất. 

Trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo UBND xã Phúc Yên (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang) cho biết, việc làm cốm của người dân tộc Tày trên địa bàn đã có từ lâu đời, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc gắn với việc lao động sản xuất thuần nông của người dân.

photo-1696056575497

Những người Tày ở Lâm Bình khéo léo, tỉ mẩn sàng sảy cốm, không để hạt cốm rơi xuống đất. Ảnh: K.Thoa – B.Loan

Người Tày nơi đây chỉ lựa chọn giống nếp cái Khẩu Lếch để làm cốm. Đây là giống lúa nếp quý của địa phương, được đồng bào dân tộc nơi đây duy trì và canh tác từ bao đời nay. Điều đặc biệt là tất cả các công cụ hỗ trợ tạo ra những mẻ cốm thơm dẻo phải luôn được vệ sinh sạch sẽ. Ở khâu sàng sảy, người sàng cốm phải thực sự khéo léo, không để hạt cốm rơi xuống đất.

Vì vậy, ngày hội giã cốm là phong tục tập quán, nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày ở xã Phúc Yên.

Theo đại diện UBND xã Phúc Yên, thức quà đặc biệt này còn là món quà nồng ấm của người đồng bào Tày tại Lâm Bình gửi đến du khách thập phương xa gần, góp phần phục vụ phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Các dòng họ ở đồng bào vùng cao đi đầu đấu tranh xóa bỏ hủ tục ảnh hưởng tới sức khỏeCác dòng họ ở đồng bào vùng cao đi đầu đấu tranh xóa bỏ hủ tục ảnh hưởng tới sức khỏe

GĐXH – Với uy tín của mình, những dòng họ lớn ở đồng bào vùng cao này đã và đang đi đầu trong việc đẩy lùi hủ tục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

6 Nhóm Người Dễ Mắc Ung Thư Phổi Nhất | SKĐS


Bảo Loan
Ý kiến của bạn