Hà Nội

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc

03-02-2025 15:06 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Trong số những lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), kiệu rước “nữ tướng trẻ” thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 1.

Sáng ngày 3/2/2025 (mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử đền Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã diễn ra lễ khai hội đền Sóc. Lễ hội nhằm tưởng nhớ và ngợi ca người anh hùng Thánh Gióng có công đánh thắng giặc Ân dưới thời Vua Hùng Vương dựng nước, đem lại thái bình cho đất nước.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 2.

Một trong những nghi lễ quan trọng và được du khách thập phương mong chờ nhiều nhất là cung tiến 8 lễ vật như: Giò hoa tre; Thần mã; Voi chiến; Trầu cau; Ngà voi; Cỏ voi; Nữ tướng trẻ; Cầu húc của nhân dân các thôn, làng trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Mỗi lễ vật dâng lên tạ ơn đức Thánh Gióng đều có nguồn gốc thú vị và mang một ý nghĩa văn hoá, tâm linh sâu sắc.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 3.

Một lễ vật thu hút sự quan tâm của đông đảo khách thập phương là kiệu "nữ tướng trẻ".

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 4.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 5.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 6.

Ban tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 cho biết: "Để được lựa chọn là “nữ tướng trẻ”, các bé gái phải là con ngoan - trò giỏi trong nhiều năm liền. Bên cạnh đó, gia đình các em cũng phải là “gia đình văn hóa”, sống hòa thuận, chan hòa với xóm giềng, có đời sống kinh tế ổn định. Đây là những tiêu chí bắt buộc đối với “nữ tướng trẻ” trong quá trình tuyển lựa".

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 7.

Hoa tre trong lễ hội đền Sóc là một hình ảnh mang tính biểu tượng. Đó là sự kết tinh, hội tụ tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc trong phòng, chống thiên tai địch họa, cũng như các cuộc trường chinh đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 8.

Tục truyền, Thánh Gióng đánh giặc Ân bằng cây gậy sắt dài hơn 10 trượng. Gậy sắt gãy, Thánh Gióng đã nhổ những khóm tre Đằng Ngà để đánh giặc. Khi đánh về tới huyện Sóc Sơn thì cây tre bị dập nát, bông lên nhuộm với màu của bụi đường nên trông giống như những bông hoa có màu vàng óng.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 9.

Kiệu Thần mã (ngựa chiến) - Tục truyền trước khi bay về trời, ông Gióng đã xuống ngựa dừng chân ở đồi Phù Mã, nghỉ ngơi thăm thú cảnh vật, hỏi han bà con, dạy bảo dân làng làm ăn, sinh sống. Trước khi bay về trời, Ngài đã để lại Yên Cương và Ngọc Duẩn (gậy tre).

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 10.

Kiệu Voi chiến - Sau khi giặc giã tan, thiên hạ thái bình, voi chiến được thả về rừng sâu. Nhưng do nhớ chủ, voi đã quay lại thôn làng, vô tình dẫm nát hoa màu của dân làng nên bị dân làng đánh đuổi, giết. Khi biết là voi của Thánh Gióng đã góp công đánh đuổi ngoại xâm, hàng năm Xuân về mở hội dân làng xin được rước voi cung thỉnh sân rồng, mong Ngài đại xá, phù độ chúng sinh.

Độc lạ lễ rước kiệu 'nữ tướng trẻ’ tại hội Gióng đền Sóc- Ảnh 11.

Lễ hội Gióng đền Sóc là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hóa - tín ngưỡng của người dân huyện Sóc Sơn nói riêng và TP Hà Nội nói chung.


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn