Hà Nội

Độc hại của trào lưu sử dụng hoa cúc làm rau ăn

28-02-2024 13:12 | Xã hội
google news

SKĐS - Hoa được trồng để trưng chứ không phải làm thực phẩm nên thường được sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón cho cây cảnh chứ không tuân thủ quy định nghiêm ngặt như trồng rau.


Người dân Huế chong đèn "đội" mưa rét chăm hoa TếtNgười dân Huế chong đèn 'đội' mưa rét chăm hoa Tết

SKĐS - Để những chậu hoa cúc phát triển, ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán, những ngày qua, người dân trồng hoa ở Huế chong đèn "đội" mưa rét để chăm sóc.

Trào lưu dùng hoa cúc làm rau ăn

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video chế biến món ăn từ hoa vạn thọ. Chỉ cần gõ từ khóa "mì tôm hoa vạn thọ", "gỏi gà hoa vạn thọ" sẽ cho ra một loạt kết quả với hàng chục video khác nhau. Mỗi video có từ hàng chục ngàn cho đến vài triệu lượt xem. Trong đó, điển hình là video "lần đầu ăn thử bông và lá hoa vạn thọ" của tài khoản TikTok tên @bepcuagiao, thu hút hơn 3 triệu lượt xem cùng gần 5.000 bình luận, tính đến trưa ngày 27/2.

Độc hại của trào lưu sử dụng hoa cúc làm rau ăn- Ảnh 2.

Sử dụng hoa cúc làm rau ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

BS Nguyễn Võ Trà Mi, Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng TP.HCM cho hay, bông vạn thọ có thể ăn được cả bông và lá. Các món ăn với bông vạn thọ cũng đã có từ lâu, phần lá có tinh dầu, mùi hơi hăng, vị đắng, phần bông ăn sẽ có vị đắng nhẹ, xốp xốp, nếu những ai quen được vị đắng sẽ cảm thấy ăn loại hoa này ngon.

Thế nhưng ăn bông cúc vạn thọ là điều không khuyến khích. Trong quá trình trồng trọt, cúc vạn thọ được phun khá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, do đó nếu lượng dư tồn hóa chất vào cơ thể sẽ có những nguy cơ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Theo chuyên gia, việc ăn cúc vạn thọ kết hợp với mì tôm lại tiềm ẩn một số nguy cơ như dị ứng, khó tiêu, tăng huyết áp hay béo phì… Một số người có thể dị ứng với hoa, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, sưng tấy. Bông vạn thọ chứa saponin, sesquiterpene lactone và flavonoid - những chất kích thích tiêu hóa. Ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.

Mì tôm chứa nhiều calo và dầu mỡ. Kết hợp với bông vạn thọ có thể dẫn đến tăng cân nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, cúc vạn thọ và mì tôm đều có hàm lượng muối cao, không tốt cho người có vấn đề về tim mạch.

"Có rất nhiều loại rau ngon, an toàn có thể kết hợp với mỳ tôm hay thực phẩm khác, tốt nhất là không nên dùng hoa cúc làm rau ăn để tránh nguy cơ nhiễm độc do hóa chất bảo vệ thực vật", chuyên gia khuyên.

Trồng hoa không cần tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, khi trồng rau, người ta phải tuân thủ nguyên tắc an toàn thực phẩm rất nghiêm ngặt. Ví dụ như thời gian cách ly đối với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học được quy định cụ thể cho từng loại rau ăn khác nhau. 

Thuốc trừ sâu trên cây trồng sẽ bị phân huỷ sau một thời gian do các tác động của hoạt động sinh hoá trong cây, do ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không khí và các vi sinh vật phân giải. Tuy nhiên, thời gian phân huỷ nhanh hay chậm tuỳ theo từng loại thuốc. Khi sử dụng thuốc trừ sâu trên rau bà con cần chọn loại thuốc nhanh phân huỷ để khỏi để lại dư lượng cao trong rau khi thu hoạch. 

Thời gian phân huỷ nhanh hay chậm được thể hiện bởi thời gian cách ly được các hãng sản xuất thuốc ghi trên nhãn. Thời gian cách ly là thời gian tối thiểu từ lần phun thuốc cuối cùng đến ngày thu hoạch để cho sản phẩm thu hoạch được an toàn vì không còn tồn dư thuốc. Đa số các thuốc nhóm cúc tổng hợp và vi sinh thường có thời gian cách ly ngắn.

Trong khi đối với trồng hoa, người nông dân không cần phải tuân thủy nguyên tắc cách ly như với rau ăn. Hôm nay phun thuốc, ngày mai có thể thu hoạch hoa để bán ra thị trường mà không sao cả, cũng không ai kiểm soát. Nếu sử dụng loại hoa còn tồn dư nhiều hóa chất độc hại để ăn thì nguy cơ cho sức khỏe là rất lớn.

Các lợi ích của cúc vạn thọ được chứng minh khi ở dạng chiết xuất, ở một nồng độ phù hợp mới đem lại các tác dụng. Các hoạt chất chống oxy hóa có trong cúc vạn thọ cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm khác. Như Lutein và zeaxanthin cũng có nhiều trong vi tảo; trong nhiều loại thực phẩm như lá đinh lăng, quả gấc, cải xoăn, rau bina...

"Thực tế, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun lên rau, hoa quả, vẫn còn một bộ phận không tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật, chưa hết thời gian cách ly đã vội thu hoạch về bán. Theo đó, rau cỏ thường bị tồn dư một lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả, người tiêu dùng mua các loại rau quả có tồn dư các loại thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng về ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe", ông Thịnh cho biết thêm.

Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên lựa chọn sử dụng các loại rau quả rõ nguồn gốc xuất xứ, từ những địa chỉ đáng tin cậy để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình khỏi những nguy cơ từ thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau củ.

Uống trà hoa cúc có an toàn không?Uống trà hoa cúc có an toàn không?

SKĐS - Trà hoa cúc được làm từ hoa cúc, một loại thảo mộc được trồng trên khắp thế giới, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại không an toàn cho một số người dùng…

Xem thêm video đang được quan tâm:

SKĐS | Chuyên gia cảnh báo đột quỵ đang gia tăng ở giới trẻ


Tô Hội
Ý kiến của bạn