Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm

31-12-2023 07:30 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Nếu có dịp lên Cửa Khẩu biên giới Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An), ngoài ghé thăm những danh thắng hùng vĩ, du khách còn được khám phá phiên chợ vùng cao vui nhộn, đầy sắc màu và ấn tượng.

Trước đây Chợ phiên Nậm Cắn (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An ) chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, từ năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) tăng phiên chợ biên tới 4 lần mỗi tháng, vào các ngày Chủ nhật hàng tuần. 

Chợ nằm giáp ranh giữa biên giới hai nước Việt - Lào. Cách TP. Vinh chừng 320 km, cách thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) chừng 20 km.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 1.

Chợ biên giới Việt - Lào nhộn nhịp những ngày cuối năm.

Chợ phiên Nậm Cắn có quy mô lớn nhất, nhì khu vực Bắc Trung Bộ với sự hội tụ giao thương của nhiều dân tộc như Mông, Thái, Khơ Mú và cả người Kinh…

Khi ghé thăm khu chợ, mọi người được chứng kiến không khí nhộn nhịp của các cuộc mua bán, trò chuyện bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như tiếng Mông, tiếng Kinh và cả tiếng Lào... Các mặt hàng từ nông sản, sản vật núi rừng, cho đến vật nuôi, vải vóc, nông cụ… được bà con mang ra chợ trao đổi, mua bán.

Một số khu bán các sản vật, trang phục, vật dụng như, mật ong, sâm rừng, gừng, thảo dược, rau cải, mắc khén, gà đen... của người Mông được rất nhiều người quan tâm. Các cuộc xem hàng, ra giá, mặc cả giữa người mua, kẻ bán náo nhiệt một góc trời. 

Bên cạnh đó, nét thú vị nhất của phiên chợ Nậm Cắn nói riêng, các phiên chợ vùng cao Xứ Nghệ nói chung là chúng ta được ngắm những bộ trang phục nhiều sắc màu.

Ở chợ phiên Nậm Cắn, hình ảnh các em bé Mông ngủ vùi trên lưng mẹ cho đến phụ nữ trung, cao tuổi mặc những bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, đẹp mắt để lại ấn tượng mạnh trong lòng du khách. Nhiều bé gái, thiếu nữ đi chợ cùng mẹ, cùng bà rất thích thú khi được thử các bộ áo, váy mới, được ăn bánh, kẹo. Còn cánh đàn ông đi chợ phiên là "phải say" bởi có hẳn khu bán rượu ngô và các món nhậu vùng cao sẵn sàng phục vụ như, gà nướng, thịt lợn nướng, lòng dồi nướng…

Người đi mua bán, giao dịch, kẻ tìm tới chơi chợ, hòa cùng những du khách từ dưới xuôi hiếu kỳ lên khám phá… tất cả đã tạo thành một không gian ngày hội văn hóa đặc sắc nơi vùng cao giữa hai miền biên giới này.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 2.

Dù tiết trời lạnh giá chỉ từ 3 - 5 độ C, tuy nhiên chợ Nậm Cắn luôn đông đúc, các lối đi trong chợ chật kín người dân tham quan, mua sắm.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 3.

Rau cải Lào - một loại rau bà con nhân dân Noọng Hét, Xiêng Khoảng trồng trong các khu rừng giáp biên giới Nghệ An đem ra chợ bán.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 4.

Những con chuột rừng được bán tại chợ Nậm Cắn đồng giá 50.000 đồng/con.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 5.

Các mặt hàng khác như mật ong, sâm rừng, gừng, thảo dược, mắc khén... được bày bán đa dạng tại các gian hàng.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 6.

Gian hàng quần áo, len vải được các bà, các mẹ rất quan tâm.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 7.

Khu chợ được bày bán với đủ loại hàng hóa.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 8.

Nhiều em nhỏ ngủ vùi trên lưng mẹ để đi chợ những ngày cuối năm.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 9.

Người dân mua bán dùng cả tiền Việt và tiền Lào sau khi cân đối tỷ giá.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 10.

Đặc biệt, món lòng nướng, gà đen quay được nhiều người lựa chọn mỗi khi đến phiên chợ này.

Độc đáo phiên chợ miền biên giới ngày cuối năm- Ảnh 11.

Chợ phiên vùng biên giới này bắt đầu đã trở thành điểm đến của rất đông du khách từ miền xuôi lên.

Huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) có khoảng 190km đường biên với nước bạn Lào. Để tăng cường giao lưu, hợp tác giữa hai nước, chính quyền địa phương nơi đây đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho người dân hai nước có cơ hội thường xuyên gặp gỡ và giao thương.
Chợ phiên ngày TếtChợ phiên ngày Tết

SKĐS - Người đón tôi tại điểm đỗ xe đối diện sân ga Lào Cai là một cô gái Mông tròn lẳn chỉ thấp đến vai tôi.


Hoàng Trinh
Ý kiến của bạn