Độc đáo lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô

03-09-2022 06:30 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang là một trong những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, trong đó chứa đựng những nét văn hóa, lịch sử.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 1.

Sáng ngày 2/9/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, đồng bào Dao đỏ đến từ Tuyên Quang đã tái hiện Lễ đón dâu trong đám cưới của mình. Đây là một trong những hoạt động nổi bật nhân dịp Quốc khánh 2/9.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 2.

Lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ được tái hiện qua nhiều nghi thức. Trước tiên là đoàn nhà trai sang gia đình nhà gái xin dâu. Dẫn đầu là đoàn nhạc lễ với dàn âm thanh đặc trưng của người Dao gồm kèn, trống, chiêng, chũm choẹ được hoà tấu sôi động, rộn rã những bài ca mừng đám cưới.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 3.

Người Dao đỏ ở Tuyên Quang có khoảng hơn 90 nghìn người, là tộc người có số dân đứng thứ 3 toàn tỉnh, địa bàn sống chủ yếu ở các huyện: Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 4.

Lễ vật đón dâu gồm 20 lít rượu, 2 đôi gà, 20 cân gạo, 30 cân thịt lợn.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 5.

Khi nhà trai đến cổng nhà gái, đại diện nhà trai có lời thưa đã mang đủ lễ vật và xin được đón dâu. Nhà gái đồng ý và dặn dò cô dâu chú rể. Theo phong tục thì chú rể không đi đón dâu, không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ. Người Dao cho rằng: Làm như vậy tránh được rủi ro, cô dâu chú rể mới trăm năm hạnh phúc.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 6.

Theo phong tục của người Dao đỏ thì đoàn rước dâu chưa được vào nhà ngay, phải đợi giờ tốt, đợi thầy cúng làm lễ thì mới được vào nhà chính. Thầy cúng làm phép, gột rửa những điều không may cho cô dâu.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 7.

Đến giờ tốt thầy mo báo với tổ tiên nhà trai, lúc này cô dâu chính thức trở thành con cháu trong gia đình. Cô dâu và chú rể quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên nhận chén rượu và trang sức bạc do cha mẹ chồng trao tặng. Đôi vợ chồng trẻ được buộc dải lụa tượng trưng cho sợi tơ hồng nối kết hạnh phúc trăm năm bền chặt. Lúc này bà mối sẽ mở khăn che mặt cô dâu.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 8.

Theo phong tục cổ, chú rể không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi lễ đa tạ tổ tiên. Người Dao cho rằng làm như vậy mới tránh được rủi ro, cô dâu chú rể mới trăm năm hạnh phúc. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, những nghi thức như vậy cũng dần cởi mở hơn, cô dâu chú rể có thể nhìn mặt nhau như đám cưới ở miền xuôi.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 9.

Khi các nghi lễ được tổ chức xong xuôi, cô dâu chú rể vào nhà quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, nhận chén rượu và trang sức vàng bạc do cha mẹ nhà chồng trao tặng.

Ấn tượng lễ đón dâu trong đám cưới người Dao đỏ ở Tuyên Quang giữa lòng Thủ đô - Ảnh 10.

Khung cảnh hai vợ chồng trẻ buộc dải khăn hồng như thể hiện sợi dây tơ hồng gắn kết tình yêu của họ, như lời chúc phúc hạnh phúc bền lâu.


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn