Độc đáo cảnh nam giới mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng rước nước tại Lễ hội đình Chèm

02-07-2023 05:50 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Nghi lễ rước nước (nghênh thủy) trên sông Hồng là nét đặc trưng tại Lễ hội Đình Chèm, điểm độc đáo là hình ảnh những người đàn ông trong đội rước đều mặc quần chèo (giống như váy cuốn).

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội Đình Chèm.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 2.

Lễ hội Đình Chèm (Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) được tổ chức 3 ngày (14, 15, 16 tháng 5 âm lịch) hàng năm. Năm 1990, Đình Chèm đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 3.

Lễ hội Đình Chèm có nhiều nghi lễ đặc trưng như lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục (tắm tượng thánh), lễ phóng sinh (thả chim câu). Ấn tượng nhất với du khách thập phương là hình ảnh những người đàn ông mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 4.

Lễ rước nước bắt đầu bằng các nghi lễ tại Đình Chèm, sau đó xuất phát từ đình rồi xuống thuyền ra giữa sông lấy nước. Nước rước ngày chính hội (14 âm lịch) dùng để thờ trong đình làng. Ngày rước nước lần thứ 2 về tắm cho Đức Thánh. Rước nước ngày 3 là thể hiện mong muốn cuộc sống no đủ.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 5.

Đặc biệt đội phù giá mặc quần chèo (giống như váy cuốn) được làm từ 2m vải điều, sau đó xếp lại quấn một vòng từ trái sang phải.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 6.

Trang phục quần chèo khá giống với kiểu "váy cuốn" của các phù giá kiệu.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 7.

Nghi lễ rước nước (nghênh thủy) xuất phát từ đình, đi xuống bến ngự, các thành viên của đội rước diễn lại sự tích khi Đức Thánh Chèm ra trận.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 8.

Đi sau là đội quân phù giá hầu hết là nam thanh niên khỏe mạnh, đóng khố màu đỏ (nay thay bằng váy), thắt lưng đỏ, khăn đỏ đội đầu, khăn đỏ bịt khẩu, đoàn rước lần lượt xuống thuyền, sau đó chèo ra đến đoạn cửa đình nơi gần giữa sông Hồng, thuyền chính quay 3 vòng để lấy nước.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 9.

Đoàn thuyền rước đi một vòng hết địa phận của ba làng Chèm, Hoàng Xá và Liên Mạc thì quay 3 vòng, đi chậm rồi dừng lại, thả vòng càn khôn bằng cây song để cụ Chủ tế dùng gáo đồng múc nước vào chóe, mỗi chóe 3 gáo, chóe nào dùng gáo của chóe đó. Sau khi múc xong, một phù giá dùng xô nhựa múc đầy xô và để cạnh ba chóe nước để rước về.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 10.

Người được chọn lấy nước là một ông già mặc lễ phục áo the, khăn xếp, dùng gáo múc nước sông cho vào 3 cái chĩnh cổ. Lễ rước nước sẽ diễn ra trong 3 ngày. Nước được lấy về để làm lễ Mộc Dục tắm bài vị cho Đức Thánh.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 11.

Nước sông được múc vào chóe cổ để đưa vào đình làm lễ.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 12.

Hình ảnh người đàn ông cầm vòng càn khôn đợi hiệu lệnh.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 13.

Lấy nước xong, đoàn thuyền rước quay trở về bến ngự. Khi về qua đình các thuyền phải quay đầu vào để lễ Đức Thánh, rồi trở về bãi tập kết. Tại đây, một phù giá múc nước từ xô vào các chóe cho đầy, sau đó, mới rước về đình.

Độc đáo cảnh đàn ông ở Hà Nội mặc "váy cuốn" ra giữa sông Hồng lấy nước tại Lễ hội đình Chèm - Ảnh 14.

Trước khi tham gia bất cứ một nghi lễ nào đội phù giá cũng phải vào đình làm lễ. Khi làm lễ, ông tiểu hiệu sẽ hô hiệu lệnh để mọi người làm theo, đồng thời cũng tùy từng hoàn cảnh để hô cho đúng. Tiểu hiệu hô "khoan thanh", những người phù giá phải dùng quạt che miệng reo "ù chóe, ù chóe, ù chóe".

Tuấn Anh
Ý kiến của bạn