Hà Nội

Doanh nghiệp xin ngừng khai thác nhiều tuyến buýt ở Hà Nội do… hết tiền

02-07-2022 11:55 | Thời sự
google news

SKĐS - Công ty TNHH Bắc Hà kiến nghị Sở GTVT Hà Nội dừng hoạt động toàn bộ 5 tuyến buýt có trợ giá của thành phố do phương tiện đang bị ngân hàng siết nợ.

Nhân dân đồng thuận cao sẽ triển khai cho xe buýt và các loại xe khác vào làn BRTNhân dân đồng thuận cao sẽ triển khai cho xe buýt và các loại xe khác vào làn BRT

SKĐS - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin, Sở đang nghiên cứu phương án để đảm bảo phát huy hết làn đường ưu tiên hiện có của buýt nhanh BRT, đồng thời phù hợp với công tác tổ chức giao thông trên tuyến.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bắc Hà vừa có công văn gửi Sở GTVT Hà Nội xin ngừng hoạt động 5 tuyến buýt mang số hiệu 41 (Nghi Tàm - Bến xe Giáp Bát); 42 (Bến xe Giáp Bát - Đức Giang); 43 (Công viên Thống Nhất - Đông Anh); 44 (Trần Khánh Dư - Bến xe Mỹ Đình) và 45 (Khu đô thị Times City - Nam Thăng Long).

Theo ông Nguyễn Kim Cương, Giám đốc công ty Bắc Hà, hoạt động kinh doanh của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến doanh thu bị sụt giảm bất chấp những nỗ lực trong quản lý, điều hành. Đặc biệt, hai năm qua, đại dịch COVID-19 bùng phát khiến các lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lĩnh vực vận tải.

Ông Cương cho hay, mặc dù không có doanh thu nhưng đơn vị vẫn phải duy trì hoạt động làm cạn kiệt vốn lưu động, hạn mức vay sử dụng hết dẫn đến việc mất khả năng thanh toán các chi phí thiết yếu như lương, nhiên liệu, sửa chữa, bến bãi cũng như các khoản nợ đến hạn của ngân hàng.

Hiện, toàn bộ 57 ô tô phục vụ cho 5 tuyến buýt (từ tuyến 41 đến 45) đều được thế chấp tại ngân hàng để vay vốn kinh doanh. Ngày 24/6 vừa qua, công ty nhận được thông báo nợ quá hạn của ngân hàng, tính đến thời điểm trên đã nợ quá hạn 55 ngày đối với số tiền gốc là hơn 54 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xin ngừng khai thác nhiều tuyến buýt ở Hà Nội do… hết tiền - Ảnh 2.

Bắc Hà là đơn vị tư nhân đầu tiên thực hiện xã hội hóa dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo chủ trương của TP Hà Nội từ năm 2005 đến nay.

Theo ông Cương, dựa vào tình hình tài chính hiện có và nguồn thu thực tế, công ty không có khả năng thanh toán được khoản nợ đến hạn của ngân hàng và chắc chắn sẽ dẫn tới việc thu giữ tài sản thế chấp là 57 chiếc xe ôtô đang sử dụng cho 5 tuyến xe buýt làm ảnh hưởng đến vận tải hành khách theo các hợp đồng đã ký với Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội.

Với những khó khăn về tài chính không thể tiếp tục hoạt động, doanh nghiệp này đề nghị Sở GTVT Hà Nội cùng các cơ quan liên quan chấp thuận cho đơn vị ngừng khai thác 5 tuyến xe buýt mang số hiệu 41, 42, 43, 44, 45 mà đơn vị đang quản lý vận hành kể từ ngày 1/8/2022 vì điều kiện bất khả kháng.

Bắc Hà cũng cam kết phối hợp với Trung tâm quản lý giao thông công cộng cùng các Sở, ban ngành liên quan để hoàn thiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng như đối chiếu, thanh, quyết toán các khoản công nợ, chịu bồi thường, phạt hợp đồng (nếu có) theo đúng thỏa thuận và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công ty Bắc Hà là một trong 10 đơn vị chủ lực trong vận tải hành khách bằng xe buýt tại thủ đô hàng chục năm nay. Hiện công ty đang quản lý, vận hành 5 tuyến buýt có trợ giá của UBND thành phố Hà Nội.

Nêu quan điểm về sự việc trên, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, các tuyến buýt công ty Bắc Hà đang vận hành là tuyến buýt trong hệ thống mạng vận tải công cộng của thành phố, các tuyến buýt có trợ giá và mang tính xã hội cao. Do vậy dù bất kỳ lý do gì, các tuyến buýt trên không thể dừng hoạt động.

Kiến nghị Hà Nội duy trì đường dành riêng cho buýt nhanh BRTKiến nghị Hà Nội duy trì đường dành riêng cho buýt nhanh BRT

SKĐS - Hiệp hội vận tải hành khách công cộng Hà Nội kiến nghị thành phố cần tiếp tục duy trì đường dành riêng, đồng thời tăng tần suất cho tuyến buýt BRT.


Nhật Tân
Ý kiến của bạn