Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 quy tụ sự tham gia của những Founder & Chuyên gia đến từ nhiều công ty, tập đoàn lớn nhằm chia sẻ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về giải pháp chuyển đổi số trong thời đại 4.0. Tại sự kiện, Ông Trần Lương Thành Chuyên gia kinh tế, OECD khẳng định: “Chuyển đổi số là điều tất yếu sẽ xảy ra và phải xảy ra trong thời đại mới. Chúng ta không thể né tránh sự thay đổi đó bởi xã hội luôn phát triển không ngừng.”
Tổng quan chuyển đổi số trong thời đại 4.0 đối với SMEs
Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh chuyển đổi số, số hóa doanh nghiệp là việc làm cấp thiết. Theo báo cáo từ cục thống kê, năm 2016 có 10% và 2019 có 30% doanh nghiệp bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ bướcj nghiên cứu đến triển khai. 80% lãnh đạo các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số đang ngày càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh dịch bệnh và 65% dự kiến sẽ đẩy mạnh đầu tư cho giải pháp.
Đặc biệt sau dịch COVID-19, hàng loạt SMEs lần lượt phải đóng cửa do không thích nghi được với sự biến động khó lường của bối cảnh thị trường. Hệ quả vấn đề được mô tả rõ qua hành vi tiêu dùng của khách hàng mà trong đó, thế hệ gen Z chiếm sự vượt trội trong xu hướng thay đổi.
Chuyển đổi số là điều tất yếu sẽ xảy ra và phải xảy ra trong thời đại mới
Tại phiên thảo luận, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó tổng giám đốc VCCorp, Founder Bizfly đã chỉ ra bốn sai lầm của các SMEs trong thời đại chuyển đổi số.
Một, do lối tư duy hạn chế, cho rằng chỉ doanh nghiệp lớn mới cần chuyển đổi số, sử dụng các công nghệ hiện đại như Email Marketing & Automation, Chatbot,...
Hai, tư tưởng “được hơn mất” khiến họ sợ tốn chi phí đầu tư. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong bối cảnh dịch bệnh đang có diễn biến khó lường.
Ba, các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số cần thực hiện càng nhanh càng tốt. Điều này vô hình trung làm mất đi tính hiệu quả của giải pháp do chủ doanh nghiệp chưa hiểu rõ dẫn đến không thể tận dụng được tối đa lợi ích.
Bốn, là sai lầm đến từ hệ quả trong suy nghĩ lệch lạc về chuyển đổi số. Họ “thần thánh hóa” giải pháp chuyển đổi số, mặc định cho rằng chúng sẽ phát huy hiệu quả ngay lập tức khi đưa vào áp dụng. Đây chính là “cú hạ đo ván” khiến cho việc chuyển đổi số khó tiếp cận hơn với SMEs tại Việt Nam.
Trong năm 2016 có 10% và 2019 có 30% doanh nghiệp bắt đầu quá trình chuyển đổi số từ bước nghiên cứu đến triển khai
Mô hình kinh doanh truyền thống đang gục ngã
Sự ra đời của mô hình chuyển đổi số đã gián tiếp tăng “sát thương” cho kinh doanh truyền thống. Đây chính là một phần nguyên nhân tạo ra thách thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Đồng thời, việc áp dụng công nghệ AI, thuật toán Big Data, IoT cũng là điểm lợi thế cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ. Bởi chúng giúp họ nắm bắt được hành vi, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng chuẩn xác dựa trên phân tích các dữ liệu thống kê, báo cáo định kỳ.
Bên cạnh đó, yếu tố nhân lực cũng là vấn đề nổi cộm. Đa số SMEs truyền thống thiếu người có đủ chuyên môn để vận hành và quản lý. Nguyên nhân cốt lõi nằm ở tư duy người lãnh đạo, khi họ ngại đầu tư để nâng cao năng lực chuyên môn.
Cuối cùng, chi phí chính là nguyên nhân lớn khiến các SMEs lấn cấn trong việc sử dụng các giải pháp chuyển đổi số. Đa phần SMEs truyền thống sẵn sàng mạnh tay chi tiêu cho Marketing. Điều này cơ bản đã không còn phù hợp trong thời đại 4.0. Ví dụ: Doanh nghiệp có doanh thu một tháng đạt 1 tỷ đồng, họ sẵn sàng chi đến 30% thậm chí hơn thế cho Marketing với hy vọng thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tại phiên thảo luận, điều này đã được các chuyên gia đánh giá không hiệu quả bởi thực tế, số lợi nhuận thu về chỉ nhúc nhích đâu đó lên khoảng 1/10 so với ban đầu.
Ông Cao Hoàng Anh phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là sự đầu tư dài hạn. Nếu đầu tư không tới, tốt nhất không nên thực hiện bởi sẽ không đem lại hiệu quả tốt”. Đồng thời cũng không quên cảnh báo các doanh nghiệp có mức thu nhập trung bình dưới 50 tỷ hãy nghĩ cách để gia tăng lợi nhuận thay vì mạo hiểm cho giải pháp này.
Chuyển đổi số là sự đầu tư dài hạn. Nếu đầu tư không tới, tốt nhất không nên thực hiện bởi sẽ không đem lại hiệu quả tốt.
Cần làm gì để chuyển đổi số thực sự là đôi cánh giúp doanh nghiệp vươn xa?
Chính người làm chủ cần cởi bỏ tư duy cũ, đón nhận luồng sáng tạo mới để áp dụng công nghệ và các giải pháp chuyển đổi số vào giúp phát triển doanh nghiệp. Trước nhất là vấn đề bảo mật. Lý do khiến các doanh nghiệp vẫn còn chần chừ trong việc sử dụng giải pháp của các công ty công nghệ đó là vấn đề bảo mật. Cụ thể, thông tin khách hàng có thể bị mất cắp vào tay bất kỳ đối tượng nào, gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.
Để giải đáp băn khoăn đó, ông Tuấn đã đưa ra ví dụ thú vị. Đó là trước đây khách hàng khá thờ ơ với cách thức thanh toán online vì lo sợ lộ thông tin cá nhân. Tuy nhiên, bằng cách tung ra khuyến mãi 50%, các cửa hàng đã dễ dàng thu hút lượng lớn khách mua hàng. Lúc này, tâm lý của họ thoải mái hơn vì nhận được lợi ích. Và sau cùng, họ nhận ra, việc cho đi thông tin không nguy hại như lầm tưởng.
Chính bởi suy nghĩ có phần tiêu cực đó đã khiến họ đánh mất nhiều giá trị đáng ra phải được nhận. Qua phần trình bày, đại diện Bizfly cũng đồng thời cam kết dịch vụ Bizfly Solution là nền tảng duy nhất tại Việt Nam cung cấp đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với mọi doanh nghiệp. Cam kết bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối, đồng bộ các giải pháp như Smart Website, Chatbot, CRM,... qua đó kết nối bền chặt mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Hiện tại, Bizfly đang cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm Chatbot, Email Marketing, Landing page, Thiết kế website,... Với châm ngôn: “Bizfly không bán sản phẩm, chúng tôi bán giải pháp” chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và tháo gỡ triệt để khó khăn của khách hàng.