Khô miệng và mặn: Thiếu nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi đó, cơ thể thiếu độ ẩm và chất dịch trong cơ thể chúng ta nên sẽ gây ra cảm giác luôn khát nước và có vị mặn trong miệng. Trong thành phần của nước bọt có chứa muối, nếu cơ thể thiếu nước nồng độ muối sẽ cao hơn thậm chí khiến chúng ta khát và khó thở. Và để tuyến nước bọt không bị ảnh hưởng và hoạt động tích cực bạn không nên ăn nhiều đồ ăn mặn và uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Ngọt lợ trong miệng: Một dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm-bệnh tiểu đường. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì lượng đường trong máu cao sẽ làm cho miệng chúng ta có vị ngọt lợ. Ngoài ra, viêm tụy mãn tính và dùng thuốc tránh thai cũng gây nên vị ngọt trong miệng vì nó ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin. Lưu ý rằng, bệnh tiểu đường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có xu hướng di truyền nên bạn cần xét nghiệm để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Mùi trứng thối: Với một người “bẩm sinh” bị mắc chứng bệnh này, nguyên do là không sản xuất đủ lượng axit trong dạ dày trong khi cần tiêu hóa thức ăn và nồng độ của H2S sẽ tăng gây ra một mùi vị rất khó chịu như trứng thối. Do vậy, bạn cần xử lý, chế biến các món ăn của mình phù hợp với hệ tiêu hóa để tránh tình trạng khiến bạn mất tự tin.
Mùi tanh: Một mùi vị tanh tanh như “sắt” xuất hiện là dấu hiệu của chảy máu chân rằng, nướu vì trong máu có một lượng lớn hemoglobin mà thành phần chính là sắt. Mùi tanh xuất hiện cũng cảnh báo chức năng hoạt động bị giảm của hệ tuần hoàn, trao đổi chất, thay đổi nội tiết tố, các bệnh về dạ dày, đường ruột và bệnh tiểu đường.