SKĐS - Điều này không phải là do cây xăng gian lận hay người bán xăng “ăn gian”. Đó là hiện tượng xuất phát từ đặc tính của xăng.
Xăng giản nở hay teo, co lại tùy nhiệt độ. Thường là sau một đêm, mức nhiệt hạ, xăng sẽ co lại, giảm thể tích. Lúc nhiệt độ ở mức bình thường đối với xăng, dầu, một gallon xăng (tương đương 3,7 lít xăng) mới thật sự là một gallon. Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi bạn trả tiền cho 10 gallon nhưng thực sự chỉ nhận được từ 10 x 0.91 = 9,1 gallon đến 10 x 9.3 = 9,3 gallon mà thôi, phần còn lại chỉ là hơi xăng chứ không phải là xăng.
Thí dụ bình xăng chiếc xe của bạn chứa tối đa 20 gallon xăng. Buổi sáng khi nhiệt độ thấp, lúc vòi đổ xăng tự động ngừng, báo cho bạn biết là đầy rồi, thì trong thùng xăng của bạn có đúng 20 gallon xăng. Nhưng đến trưa trời nóng thì lại khác. Lúc vòi đổ xăng tự động ngừng thì trong bình xăng của bạn chỉ có từ 18,2 đến 18,6 gallon xăng mà thôi. Vì buổi sáng 20 gallon xăng chiếm đúng một thể tích 20 gallon, nhưng đến trưa nóng thì 18,6 gallon xăng giản nở lớn ra và chiếm, choán một thể tích bằng 20 gallon. Như vậy là nếu bạn đổ xăng vào lúc giữa trưa, trời nắng nóng, bạn sẽ bị “thiệt” khoảng 1,4 gallon.
Để rõ hơn, ta nên phân biệt hai loại xăng: Xăng thường và xăng giãn nở.
Xăng thường là xăng ở trạng thái không giãn nở và xăng nở tức tăng thể tích vì nhiệt độ và/hoặc áp xuất tăng cao. Giống nhử ổ bánh mì - khi còn ở trạng thái cục bột chỉ nhỏ bằng ngón chân cái, nhưng khi nướng (nóng) lên thì nó giản nở to bằng bắp tay, lượng bột không tăng, chỉ có thể tích của bột tăng mà thôi.
Tóm lại là buổi sáng nhiệt độ thấp bạn sẽ mua xăng thường. Buổi trưa nhiệt độ cao, bạn sẽ phải bỏ tiền ra mua xăng nở.
Trừ trường hợp bất khả kháng, trong những ngày nắng nóng và nhiệt độ cao, bạn nên cố gắng sắp xếp và dự tính đổ xăng vào buổi sáng hoặc lúc trời mát. Đổ xăng khi trời nóng và đang nắng gay gắt, bạn sẽ phải chịu thiệt một lượng xăng không hề nhỏ.