Trong vòng 30 năm qua, nhu cầu tiêu thụ đồ uống có đường ở Mỹ đã tăng đáng kể, ước tính mỗi ngày khoảng 50% dân Mỹ có nhu cầu tiêu thụ các loại đồ uống có đường. Những loại đồ uống này có liên quan đến các rủi ro cao đối với các căn bệnh béo phì, đái tháo đường, tim mạch và ung thư. Một nghiên cứu mới nhất đã cho thấy, hơn 184.000 người trưởng thành tử vong do các căn bệnh liên quan đến đồ uống có đường trên toàn cầu mỗi năm.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyên người tiêu dùng không nên tiêu thụ quá 450 calori từ các loại đồ uống có đường mỗi tuần, tương đương với 12 lon nước 200ml. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu năm 2011 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, nam giới tiêu thụ trung bình 178 calori đồ uống có đường hàng ngày, ở phụ nữ là khoảng 103 calori. Trong nghiên cứu này, tác giả chính là GS. Gitanjali Singh, ông là giáo sư trợ lý nghiên cứu công tác tại Trường Chính sách và Khoa học dinh dưỡng Friedman của Đại học Tufts (Boston, Massachusetts, Mỹ) và các đồng nghiệp đã ước tính rằng, tỷ lệ tử vong và tàn tật trên toàn cầu hàng năm là bởi do tiêu thụ đồ uống có đường. Khám phá của họ đã được công bố trên tờ Circulation - một tờ báo của AHA.
Mời độc giả đón đọc phần 2 :"Tàn phế, tử vong vì đồ uống có đường" vào lúc 8h ngày 29/7/2015
(Theo Tin tức y học ngày nay)
NGUYỄN THANH HẢI