Độ tuổi sinh sản của phụ nữ ảnh hưởng thế nào đến sự an toàn cho mẹ và con?

14-04-2023 06:45 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Phụ nữ sinh con ở độ tuổi nào làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe ở cả mẹ và con?

1. Cơ thể phụ nữ và độ tuổi sinh sản

Tất cả các phụ nữ đều có một số lượng trứng nhất định trong cơ thể, mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ có 1 trứng rụng nếu trứng này gặp được tinh trùng thì sẽ hình thành phôi thai. Còn nếu không sẽ được "đào thải" ra bên ngoài chính là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

Tỷ lệ sinh có xu hướng với số lượng trứng trung bình mà một phụ nữ có ở bất kỳ độ tuổi nào. Phụ nữ bắt đầu dậy thì với từ 300.000 đến 500.000 trứng. Con số này giảm xuống khoảng 25.000 ở tuổi 37 và tiếp tục giảm xuống 1.000 hoặc ít hơn ở tuổi 51.

Nhiều người cho rằng, lý do phụ nữ không thể thụ thai chính là bởi số lượng của trứng và điều này đồng nghĩa rằng phụ nữ nào có càng nhiều trứng thì khả năng mang thai càng cao.

Tuy nhiên, đó là quan niệm không hoàn toàn đúng, vì nếu phụ nữ có nhiều trứng nhưng chất lượng trứng không tốt thì khả năng thành công khi thụ thai cũng là rất thấp và thậm chí là thất bại.

Do đó, khả năng thụ thai thành công hay không phụ thuộc cả vào số lượng cũng như chất lượng của trứng.

2. Chất lượng trứng

Nắm bắt độ tuổi sinh sản của phụ nữ để an toàn cho mẹ và con - Ảnh 2.

Độ tuổi sinh sản của mẹ càng lớn thì trứng của mẹ cũng giảm cả số lượng và chất lượng.

Bên cạnh việc giảm số lượng theo độ tuổi, trứng cũng giảm chất lượng khi cơ thể già đi. Vài giờ trước khi rụng trứng, tế bào trứng phân chia, tạo thành một quả trứng chứa 23 nhiễm sắc thể. Tuổi lớn hơn có liên quan nhiều đến những bất thường về tế bào trứng. Những quả trứng này có nhiều khả năng chứa nhiễm sắc thể bất thường. Đây là lý do tại sao nguy cơ sinh con mắc Hội chứng Down và các bất thường khác cao hơn khi tuổi lớn.

Xu hướng thừa hoặc thiếu nhiễm sắc thể này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai gia tăng và tỷ lệ sinh thấp ở phụ nữ lớn tuổi.

3. Các độ tuổi và vấn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ

Độ tuổi từ 18 đến 24

Đây là độ tuổi được cho là "tốt nhất" để sinh sản. Các nang buồng trứng khỏe nhất của cơ thể phụ nữ là những nang trứng trưởng thành đầu tiên để rụng trứng, vì vậy những quả trứng sản xuất trong những năm còn trẻ thường có chất lượng cao hơn.

Có con ở độ tuổi này sẽ giảm các nguy cơ như dị tật bẩm sinh, vấn đề nhiễm sắc thể và một số vấn đề sinh sản.

Cơ hội sinh sản này, còn được gọi là tỷ lệ sinh sản, sẽ tăng và giảm dần trong suốt cuộc đời của phụ nữ. Trong độ tuổi từ 20 đến 30, tỷ lệ sinh tự nhiên mỗi tháng là khoảng 25%. Con số này giảm xuống dưới 10% sau tuổi 35.

Thực tế, tỷ lệ sinh đang giảm đối với phụ nữ từ 18 đến 24 tuổi. Nhiều phụ nữ ngại lập gia đình sớm vì nhiều lý do như sự nghiệp, kinh tế, ngại sinh con…

Độ tuổi từ 25 đến 30

Mỗi năm trôi qua, cơ hội thụ thai tự nhiên của phụ nữ lại giảm đi. Nhưng ở độ tuổi cuối những năm 20 tuổi, cơ hội mang thai mà không cần can thiệp của phụ nữ vẫn khá ổn định.

Trên thực tế, các cặp vợ chồng dưới 30 tuổi khỏe mạnh có thể thụ thai trong ba tháng đầu tiên với tỷ lệ cố gắng từ 40 đến 60%.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau 30 tuổi, cơ hội mang thai bắt đầu giảm hàng năm. Tuy nhiên, cơ thể phụ nữ vẫn có một lượng lớn trứng để cung cấp khi đến thời điểm thích hợp, hầu hết các cặp vợ chồng ở độ tuổi này có thể sinh con mà không cần can thiệp. Nhưng nếu phụ nữ đang cố gắng thụ thai và không thành công trong ít nhất ba tháng, hãy đi khám ngay lập tức.

Độ tuổi từ 31 đến 35

Ở độ tuổi ngoài 30, khả năng phụ nữ có thể sinh con vẫn rất cao, vẫn còn rất nhiều trứng chất lượng cao, nhưng tỷ lệ mang thai sẽ bắt đầu giảm dần ở độ tuổi này. Tỷ lệ sinh sản của phụ nữ giảm dần cho đến năm 32 tuổi. Ở tuổi 37, tỷ lệ này giảm đáng kể. Ở độ tuổi này, phụ nữ có khả năng sinh sản bằng một nửa so với những năm đầu của độ tuổi 20. Nhưng không có nghĩa là phụ nữ không thể có con nếu bạn ở độ tuổi từ 31 đến 35..

Trên thực tế, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người sinh con đầu lòng sau 35 tuổi. Tuy nhiên, cứ 3 cặp vợ chồng ở độ tuổi 30 thì sẽ có 1 cặp gặp phải một số vấn đề về vô sinh.

Độ tuổi từ 35 đến 40

Mức giảm lớn nhất về khả năng sinh sản là vào cuối những năm 30 và đầu những năm 40. Khả năng phụ nữ ở độ tuổi cuối 30 có thể thụ thai tự nhiên là khoảng một nửa so với phụ nữ ở độ tuổi 20.

60% các cặp vợ chồng trong độ tuổi này có thể thụ thai tự nhiên trong vòng một năm kể từ khi bắt đầu thử, trong khi 85% sẽ có thể thụ thai trong vòng hai năm.

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, nguy cơ mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể với trứng cao hơn. Rủi ro gia tăng qua mỗi năm, mang thai sau 35 tuổi còn có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ, đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật, chuyển dạ sớm và sinh non. Tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ dị tật bẩm sinh cũng tăng theo độ tuổi đối với cả nam và nữ giới. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho thấy tỷ lệ sảy thai tăng cao đối với phụ nữ sau 30 tuổi, lên tới hơn 50% đối với phụ nữ trên 45 tuổi.

Độ tuổi từ 41 đến 45+

Ngày càng có nhiều người sinh con ở những độ tuổi này, nhưng tỷ lệ phần trăm tổng số ca sinh của cha mẹ lớn tuổi vẫn thấp hơn nhiều so với cha mẹ trẻ hơn. Điều đó một phần là do khó mang thai hơn ở độ tuổi trên 40.

Ở độ tuổi này, cơ thể phụ nữ đang chuẩn bị cho thời kỳ mãn kinh. Buồng trứng của có thể đã cạn kiệt nang trứng hoặc sắp hết nguồn cung cấp. Với mỗi chu kỳ trôi qua, nhiều thứ sẽ mất đi. Khi bước sang tuổi 50 sẽ hầu như không còn nang trứng nào.

Em bé được sinh ra từ những người trong độ tuổi này cũng có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh và biến chứng khi mang thai cao hơn. Sảy thai và bất thường nhiễm sắc thể tăng đáng kể trong giai đoạn này. Tuổi lớn hơn cũng làm tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ, bao gồm: bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền sản giật

Do đó, việc mang thai ở tuổi 35 trở đi, phụ nữ nên tiến hành sàng lọc trước sinh (như xét nghiệm DNA vô bào, chọc dịch ối, sinh thiết gai nhau,... và các sàng lọc khác).

3 rủi ro khi mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên3 rủi ro khi mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên

SKĐS - Trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn dẫn đến những rủi ro về sức khỏe đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh, cũng như các chi phí kinh tế và xã hội đáng kể.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Ảnh hưởng lâu dài của Covid-19 đến sức khỏe tim mạch 


BS. Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Ý kiến của bạn