Đổ mồ hôi nhiều cần làm gì?

26-06-2024 11:00 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Đổ mồ hôi nhiều là tình trạng tăng tiết mồ hôi mà nguyên nhân không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao.

Cách gì hạn chế chứng tăng tiết mồ hôi?Cách gì hạn chế chứng tăng tiết mồ hôi?

SKĐS - Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi. Chứng tăng tiết mồ hôi gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.

Chứng tăng tiết mồ hôi gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi.

Cơ chế hoạt động của tuyến mồ hôi

Mồ hôi tiết ra do hoạt động sinh lý bình thường của tuyến mồ hôi trong cơ thể. Mồ hôi tiết ra giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Mùa hè, trung bình một ngày đêm, cơ thể người tiết ra từ 500 - 600ml mồ hôi. 

Mồ hôi tiết ra nhiều hơn khi cơ thể ở trong các trạng thái như: xúc động mạnh, ốm sốt hoặc uống rượu, ăn đồ ăn có quá nhiều vị cay. Khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, lượng mồ mà cơ thể tiết ra có thể tăng gấp 10 lần.

Đổ mồ hôi nhiều đó chính là tình trạng tăng tiết mồ mà nguyên nhân không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao.

Chứng tăng tiết mồ hôi gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh.

Mồ hôi thường tiết ra nhiều ở những vùng da kín như: nách, lưng, đùi, bẹn; các vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: da vùng cổ, mặt hoặc những cơ quan trong cơ thể phải thường xuyên hoạt động như: bàn chân, bàn tay… Mồ hôi có 2 loại là mồ hôi thường và mồ hôi dầu.

Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi

Có nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như do cảm xúc, do vị giác, có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều.

Tăng tiết mồ hôi có thể khu trú hoặc toàn thân.

- Tăng tiết mồ hôi khu trú. Nguyên nhân cảm xúc là phổ biến, gây ra mồ hôi trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, và trán khi lo lắng, hưng phấn, tức giận, hoặc sợ hãi. Nó có thể là do sự căng thẳng làm tăng dòng chảy.

Ra mồ hôi cũng rất phổ biến trong quá trình tập thể dục và trong môi trường nóng. Đổ mồ hôi trộm do mắc các bệnh lý. 

Các nguyên nhân khác của mồ hôi khu trú bao gồm phù niêm trước xương chày (cẳng chân), bệnh thoái hóa xương khớp phì đại (lòng bàn tay) và Hội chứng Nevi mụn nước cao su xanh và khối u cuộn mạch (trên tổn thương). Đổ mồ hôi bù là tiết mồ hôi dữ dội sau khi cắt bỏ giao cảm.

- Tăng tiết mồ hôi toàn thân. Tăng tiết mồ hôi toàn thân tác động hầu hết cơ thể. Nguyên nhân là khí hậu nóng ẩm, lao động hay tập thể thao nặng, bất thường về hormone (như cường giáp, tiểu đường, mãn kinh). Mồ hôi ra quá nhiều, quần áo ướt sũng làm mất điện giải, người bệnh nhanh mệt mỏi, chuột rút, ảnh hưởng rất nhiều tới công việc. 

Mặc dù hầu hết các trường hợp đều tự phát nhưng có thể có nhiều yếu tố thuận lợi như: mắc ung thư, bệnh lý thần kinh không tự chủ, rối loạn nội tiết, nhiễm trùng…

Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi không khó, nhưng cần phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh thì từ đó điều trị mới hiệu quả.

Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi không khó nhưng cần phát hiện đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó điều trị mới hiệu quả.

Điều trị và hạn chế tăng tiết mồ hôi

Có thể áp dụng phương pháp điều trị như:

  • Thay đổi lối sống.
  • Thuốc kháng: Thuốc kháng cholinergic (glycopyrrolate và oxybutynin) có thể làm cho chất chống mồ hôi gốc nhôm hoạt động tốt hơn. Các tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm mờ mắt và khó tiểu.
  • Khăn lau vải cấp lâm sàng: Khăn lau vải theo toa có chứa glycopyrronium tosylate (Qbrexza®) có thể làm giảm tiết mồ hôi nách. Mỗi miếng vải sử dụng một lần đều có gói riêng.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực, hoặc tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch. giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách kèm hôi nách, phẫu thuật là phương pháp ưu việt.

Hạn chế tăng tiết mồ hôi cần thực hiện:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, hằng ngày nhất là khi thời tiết nắng nóng.
  • Nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.
  • Uống nhiều nước kể cả khi không khát. Các trường hợp tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách có thể được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối, tác dụng tốt.
  • Không mặc quần áo quá chật, quần áo làm từ các chất liệu có chứa nhiều nilon cũng ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến mồ hôi vì không có khả năng thấm hút mồ hôi, gây bức bí và mùi hôi khó chịu cho cơ thể
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, các món ăn có nhiều dầu mỡ.

Xem thêm video được quan tâm:

Ai không nên uống nước mát giải nhiệt? | SKĐS


BS. Hà Thủy
Ý kiến của bạn
Tags: