Đồ ăn vặt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở cổng trường gây đau bụng, buồn nôn, cha mẹ và thầy cô cần làm gì?

05-12-2023 13:25 | Xã hội

SKĐS - Chuyên gia khuyến cáo thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản và chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ngộ độc cho người dùng.

Hà Nội: Kiến nghị kiểm soát "chặt" an toàn thực phẩm 10 kho lạnh chứa thực phẩm, các cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hộiHà Nội: Kiến nghị kiểm soát 'chặt' an toàn thực phẩm 10 kho lạnh chứa thực phẩm, các cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội

SKĐS - Để đảm bảo an toàn thực phẩm, một số quận, huyện tại Hà Nội đã kiến nghị kiểm soát chặt các kho lạnh chứa thực phẩm và các cửa hàng phục vụ ăn uống mùa lễ hội.

Hiện nay, nhiều loại đồ ăn vặt không kiểm soát được chất phụ gia độc hại và không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan ở nhiều cổng trường học.

Đây là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc cho học sinh trong thời qua. Đơn cử, 11 trường hợp học sinh trường THCS Nguyễn Quý Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ăn kẹo không rõ nguồn gốc, có chữ nước ngoài và bị mệt, đau đầu, buồn nôn sau khoảng 45 phút sử dụng vào ngày 29/11.

Ngay sau đó, để đảm bảo an toàn, an ninh tại trường học, ngày 30/11, UBND quận Nam Từ Liêm chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh các mặt hàng thực phẩm bao gói bày bán tại khu vực xung quanh cổng các trường học trên địa bàn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, bao gói, tem nhãn...

Đồ ăn vặt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở cổng trường gây đau bụng, buồn nôn, cha mẹ và thầy cô cần làm gì?- Ảnh 2.

Chuyên gia khuyến cáo thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản và chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có thể gây ngộ độc cho người dùng. Ảnh: Bảo Loan

Đồng thời, tiến hành các biện pháp chuyên môn điều tra, lấy mẫu kẹo đã thu giữ gửi xét nghiệm, trưng cầu giám định... Song song đó là tăng cường tuyên truyền cho học sinh tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các cửa hàng xung quanh cổng trường hoặc các hàng rong như: kẹo, bánh, trà sữa, nước uống, thuốc lá điện tử, nước uống có cồn, có ga và các loại phẩm màu... nhằm nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật về An toàn thực phẩm và an ninh, an toàn trong trường học.

Trước thực trạng này, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các phòng GD&ĐT, trường học tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học.

Ở góc độ dinh dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, những thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản, chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ dễ gây ra các nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Đồ ăn vặt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở cổng trường gây đau bụng, buồn nôn, cha mẹ và thầy cô cần làm gì?- Ảnh 3.

Cận cảnh các loại kẹo không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm được lực lượng chức thu giữ thời gian qua. Ảnh: Bảo Loan

Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ra các triệu chứng cấp tính tức thời như: Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm… Về lâu dài, việc tiêu thụ các thực phẩm không bảo đảm vệ an toàn thực phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể và dễ gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, béo phì…

Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70-80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli, gây tiêu chảy, bệnh đường ruột...

Do vậy, để bảo vệ sức khỏe cho học sinh, các chuyên gia y tế khuyến cáo, các gia đình nên bố trí cho con ăn uống ở nhà đầy đủ và mang theo các đồ ăn nhẹ để con sử dụng trong giờ nghỉ.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần giải tỏa những hàng quán không đủ điều kiện bày bán trước cổng trường, kiểm soát chất lượng đồ ăn vặt bằng các test nhanh và kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ.

TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trẻ bị ngộ độc có thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn, thậm chí sốt do nhiễm khuẩn, một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, gây mất nước mệt mỏi.

Do đó, để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với các loại kẹo lạ, ảnh hưởng đến sức khỏe, cha mẹ tuyệt đối không cho tiền con mua đồ ăn vặt tại trường.

Hạn chế ăn vặt đối với trẻ, nhắc nhở trẻ ăn những loại đồ ăn rõ nguồn gốc, không ăn, uống thực phẩm lạ ngoài khu vực trường học.

TS Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, nếu thực phẩm có vấn đề, trẻ sẽ có các phản ứng, triệu chứng biểu hiện sau 15 - 30 phút ăn. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiểu chảy, hoặc những biểu hiện kích thích, mệt mỏi, khó thở, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý.

Đảm bảo sức khỏe người dân: Hà Nội yêu cầu công khai các vụ vi phạm về an toàn thực phẩm dịp cuối nămĐảm bảo sức khỏe người dân: Hà Nội yêu cầu công khai các vụ vi phạm về an toàn thực phẩm dịp cuối năm

SKĐS - Tết Nguyên đán đến gần khiến nhu cầu về thực phẩm của người dân ngày một tăng cao. Để tránh tiền mất tật mang, các chuyên gia y tế khuyên mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác đầy đủ, rõ ràng.

6 Loại Thực Phẩm Nên Tránh Khi Bị Viêm Khớp | SKĐStrươ


Khánh Dương
Ý kiến của bạn