DNA lưu trữ thông tin:
Để giải quyết vấn đề lưu trữ thông tin của thế giới, các nhà khoa học sử dụng DNA. Họ muốn chứng tỏ rằng không phương tiện nào khác có dung lượng và độ bền hơn DNA.
Code nhị phân, ngôn ngữ số gồm các ký tự 1s và 0s, được chuyển đổi thành các mã gene (A, C, G, và T).
Hệ thống lưu trữ (âm nhạc, phim, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành,...) ngày nào đó có thể lưu trữ tất cả các dữ liệu trên thế giới chỉ với một căn phòng. Dưới điều kiện chuẩn, các file genetic có độ bền đến 1 thiên niên kỷ.
DNA vẽ gương mặt tội phạm:
Kỹ thuật DNA phenotyping có thể giúp các nhà điều tra nhận dạng tội phạm chỉ nhờ rất ít manh mối di truyền. Ngoài ra, nó còn giúp nhận dạng thi thể nạn nhân.
Phẫu thuật phôi thai:
Để tìm ra liệu pháp cứu chữa bệnh rối loạn máu, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra phôi thai người trong phòng thí nghiệm.
Năm 2017, dự án bao gồm phôi thai nhân bản và mô lấy từ bệnh nhân mắc bệnh di truyền máu beta-thalassemia.
Để tìm ra khiếm khuyến gene của căn bệnh này, các nhà khoa học đã quét 3 tỷ chữ cái A,C, G, T trong chuỗi gene người và phát hiện ra và phát hiện ra có 1G bị đặt nhầm chỗ.
Kỹ thuật sửa chữa gene sẽ thay thế nó bằng A và chữa khỏi bệnh từ trong phôi thai. Trong tương lai, hệ thống chỉnh sửa gene sẽ cho ra kết quả khả quan với các căn bệnh di truyền khác.