(Tiếp theo kỳ trước)
Thời kỳ không bệnh hoặc có bệnh ổn định
Trong thời kỳ này, tổ chức và đạt được các mục đích lâu dài như kiểm soát cân nặng, lối sống có rèn luyện thể chất chủ động, chế độ ăn khỏe là quan trọng để tăng cường sức khỏe, chất lượng sống và tuổi thọ. Các bệnh nhân ung thư cần học hỏi về chế độ ăn tối ưu và thực hành rèn luyện thể chất. Các bằng chứng hiện nay hỗ trợ các đề nghị cho 3 lĩnh vực như: kiểm soát cân nặng, rèn luyện thể chất và các kiểu chế độ ăn. Các hướng dẫn này có trong bảng dưới đây:
Duy trì cân nặng:
Nếu dư cân và béo phì, hạn chế sử dụng thức ăn và nước uống có năng lượng cao và tăng hoạt động thể chất để giảm cân.
Cam kết hoạt động thể chất đều đặn:
- Tránh bất động và trở lại hoạt đồng hằng ngày càng sớn càng tốt sau chẩn đoán ung thư.
- Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
- Tập thể thao ít nhất 2 ngày mỗi tuần.
Chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc.
Do bệnh nhân ung thư cũng có nguy cơ cao bị ung thư thứ 2 và các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường và loãng xương nên các hướng dẫn cũng nhằm phòng ngừa các bệnh này. Do các thành viên trong gia đình bệnh nhân ung thư cũng có nguy cơ cao bị ung thư, họ cũng được khuyến cáo theo hướng dẫn về dinh dưỡng và hoạt động thể chất để phòng ngừa ung thư.
Các số liệu thuyết phục cho thấy béo phì liên quan với nguy cơ cao tái phát ung thư vú. Ngược với phần lớn các ung thư khác, ung thư đường hô hấp- tiêu hóa như đầu cổ, thực quản, phổi có thể bị suy dinh dưỡng và sụt cân lúc chẩn đoán và do đó có ích với việc làm tăng cân nặng. Do đó, đạt được và duy trì cân nặng cũng như áp dụng chế độ ăn giàu dinh dưỡng và duy trì hoạt động thể chất là quan trọng để cải thiện sức khỏe lâu dài.
Các nghiên cứu cho thấy ích lợi của hoạt động thể chất trong thời kỳ hồi phục sau điều trị, giảm tái phát và sống còn kéo dài. Rèn luyện thể chất giúp cải thiện tim mạch, sức cơ, thể hình, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, tự trọng, hạnh phúc và nhiều vấn đề chất lượng sống. Rèn luyện thể chất cho thấy cải thiện một số biến chứng do điều trị như phù tay trong ung thư vú.
Thời kỳ bệnh nhân còn bệnh tiến triển
Đối với bệnh nhân còn bệnh tiến triển, chế độ ăn khỏe và một số hoạt động thể chất là những yếu tố quan trọng để thiết lập và duy trì cảm giác thoải mái và tăng chất lượng sống của họ. Bệnh tiến triển thường đi kèm với sụt cân và suy dinh dưỡng. Nhiều bệnh nhân cần điều chỉnh việc chọn lựa thức ăn, cách ăn uống để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và quản lý các triệu chứng bệnh hay tác dụng phụ như: mệt mỏi, thay đổi thói quen ruột, giảm cảm giác vị giác hoặc giảm thèm ăn. Đối với những bệnh nhân chán ăn, khó đạt được cân nặng mong muốn, bằng chứng thuyết phục cho thấy một số thuốc như megestrol acetate giúp tăng cảm giác thèm ăn.
Đối với những bệnh nhân ăn uống không đủ duy trì năng lượng, cần bổ sung các thức uống hoặc thức ăn đậm đặc giàu dinh dưỡng. Hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa tùy theo mục đích điều trị là kiểm soát hay giảm nhẹ và liên quan đến biến chứng nội khoa. Hội Dinh dưỡng và Viện Dinh dưỡng Mỹ đề nghị hỗ trợ dinh dưỡng có chọn lọc và có mục đích rõ ràng.
Một số nghiên cứu cho thấy, với mức độ nào đó, rèn luyện thể chất có thể dễ dàng cải thiện chất lượng sống và thể chất cho những bệnh nhân còn bệnh tiến triển đối với một số loại ung thư. Các bằng chứng rèn luyện thể chất không đủ đưa ra các đề nghị chung nên đề nghị bệnh nhân hoạt động thể chất và dinh dưỡng theo nhu cầu và khả năng của mỗi người.