Xếp loại độ kịch liệt về dinh dưỡng: mức độ 3
Mục tiêu
- Phòng chảy máu và nhiễm trùng
- Tăng cường hồi phục và ổn định trước khi ghép tủy xương nếu có
- Phòng táo bón, chữa tình trạng chán ăn, nôn, và buồn nôn
- Phòng các biến chứng và các bệnh tật kèm thêm
- Phòng giảm cân, điều trị khi cần thiết
Khuyến nghị về dinh dưỡng và chế độ ăn
- Phục vụ bữa ăn hấp dẫn, thức ăn ở nhiệt độ thích hợp, tránh quá nóng, hay quá lạnh
- Chia nhỏ bữa ăn cho bệnh nhân, khi đó bệnh nhân sẽ dễ dung nạp hơn, tránh quá tải cho bệnh nhân
- Ở một số trường hợp, thức ăn lạnh có thể được ưa chuộng hơn.
- Nên cho bệnh nhân ăn chế độ ăn năng lượng, protein và vitamin-khoáng cao, cho ăn sonde hoặc nuôi ăn tĩnh mạch khi cần thiết.
- Thêm dịch khi bị sốt rất quan trọng
- Vitamin A có thể có tác dụng, không cho quá nhiều
Chiều cao Cân nặng Cân nặng lý tưởng/HBW Thay đổi cân nặng WBC (tăng) Hồng cầu Albumin, prealbumin Cân bằng N | Đồng huyết thanh tăng Glucose H&H Sắt huyết thanh Tiểu cầu LDH (tăng) Kẽm (giảm) | TLC (biến đổi tin cậy) Nhiệt độ (101oF hoặc tăng) Acid uric (tăng) Transferrin Ferritin (tăng) |
Thuốc thông thường và tác dụng phụ
- Hóa trị liệu thường dùng methotrexate, 5-azacitidine, cytarabine, thioguanine, và daunorubicin gây ra viêm dạ dày, buồn nôn hoặc nôn. Cùng kiểm soát các hóa chất này với đường glucose có thể trợ giúp. Đủ dịch khẩu phần cũng rất quan trọng
- Trong một số trường hợp có thể dùng interferon
- Prednisone có thể dùng, vói tác dụng phụ liên quan đến steroids khi dùng lâu. Thay đổi chế độ ăn: kiểm soát năng lượng, kiểm soát lượng muối ăn vào…
- Nếu dùng L-asparaginase (Elspar)có thể gây viêm gan, viêm tụy, phải cảnh giác cẩn thận. Thuốc này thường dùng với ALL
- Thuốc chống nấm, chống virus, kháng sinh có thể được dùng, tác dụng phụ thay đổi tùy theo từng cách dùng cụ thể.
Giáo dục bệnh nhân
- Chế độ ăn cân đối là cần thiết, thảo luận các cách tăng cường hoặc cải thiện lượng ăn vào của bệnh nhân
- Uống đủ dịch là quan trọng