Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi
Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi trải qua những giai đoạn phát triển vượt bậc về trí não, các cơ quan, khung xương,… Những giai đoạn phát triển này đòi hỏi một lượng không nhỏ năng lượng và dưỡng chất. Điển hình như từ tuần thứ 20 trở đi, não bộ của bé tăng gấp 6 lần cả về kích thước và khối lượng, do đó, nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này cũng tăng cao. Trong khi đó, nguồn dinh dưỡng của bé trong thời kì này phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Vì vậy, có thể nói dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn thai kì đóng vai trò quyết định tới sự phát triển toàn diện của thai nhi
Các công thức bổ sung dinh dưỡng như Similac Mom có thể giúp mẹ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của cơ thể trong thời gian mang thai và cho con con bú một cách ổn định và đầy đủ
Nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai và cho con bú, bên cạnh các vấn đề về chế độ ăn uống thông thường, có không ít mẹ cũng băn khoăn có nên dùng sữa để bổ sung thêm dưỡng chất cho con. Một nghiên cứu gần đây về “Tác động của sữa bổ sung dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai đến tình trạng sức khỏe của bé sơ sinh và thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ” đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng tới tình trạng bé sơ sinh và hiệu quả nuôi con bú. Theo đó, 228 bà mẹ Việt Nam tham gia chương trình hỗ trợ cho con bú bằng sữa mẹ, mỗi người mẹ được hỗ trợ uống 2 ly Similac Mom mỗi ngày, trong suốt thời gian mang thai tới 3 tháng sau khi sinh và cho con bú. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bé được sinh ra với các số đo phát triển tốt và khỏe mạnh hơn (cân nặng và chu vi vòng đầu đạt chuẩn); nuôi con bằng sữa mẹ có hiệu quả tốt và thành công; không gây thừa cân ở mẹ và giúp mẹ quản lý được cân nặng và vóc dáng sau sinh tốt hơn.
Theo TS. Low Yen Ling, Giám đốc, Nghiên cứu & Phát triển Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Abbott Nutrition Châu Á Thái Bình Dương: “Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng thông qua các nguồn thực phẩm đa dạng hàng ngày thì các công thức bổ sung dinh dưỡng như Similac Mom có thể giúp người mẹ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cao của cơ thể trong thời gian mang thai và cho con con bú một cách ổn định và đầy đủ”.
Chuẩn hoá kiến thức để tránh những hiểu lầm về dinh dưỡng thai kỳ
Dù có khá nhiều nguồn tham khảo thông tin dinh dưỡng tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một nguồn mang tính chuẩn hoá về mặt khoa học và phù hợp với văn hoá và thể trạng của người Việt, do đó, vẫn còn tồn tại những hiểu lầm về dinh dưỡng không đáng có. Điển hình như, nhiều mẹ cho rằng càng ăn nhiều thì càng tốt cho con, TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế cho biết: “Các bà mẹ không cần phải ăn quá nhiều mà nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm sao cho cân bằng được các nhóm chất protein, gluxit, lipit, các vitamin và khoáng chất.” Ngoài ra, ông cũng chỉ ra những sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú như kiêng khem quá mức hoặc có nhiều người lại không được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng, thậm chí có cả trường hợp vẫn sử dụng chất kích thích (cà phê, trà đặc, rượu…)
Đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế giới thiệu Hướng dẫn tại Hội thảo ra mắt
Nhằm góp phần giúp các mẹ tránh những hiểu lầm và thực hành dinh dưỡng chưa hợp lý, Bộ Y tế cùng với sự hỗ trợ về kiến thức khoa học và tài chính từ công ty chăm sóc sức khoẻ toàn cầu Abbott, đã bước đầu ban hành Hướng dẫn Quốc gia đầu tiên về Dinh dưỡng cho Phụ nữ có thai và Bà mẹ cho con bú. Đây là hướng dẫn mang tính quốc gia đầu tiên nhằm chuẩn hoá việc cung cấp thông tin, kiến thức cho các bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng trong quá trình chăm sóc và tư vấn cho các thai phụ và bà mẹ cho con bú. Bộ Y tế sẽ tổ chức các hội thảo phổ biến cho cán bộ y tế trên cả nước nhằm triển khai sâu rộng hướng dẫn này đến các cấp tỉnh, cấp huyện. Từ đó, khi đi khám ở các cơ sở y tế tại các cấp, các mẹ có thai và cho con bú sẽ có thể tiếp cận được chế độ chăm sóc và hướng dẫn thực hành dinh dưỡng này để nâng cao kiến thức và tránh được những hiểu lầm thực hành dinh dưỡng. Hoạt động thiết thực này từ Bộ Y tế cùng các cơ quan hữu quan được kỳ vọng giúp nâng cao sức khoẻ và đảm bảo sự phát triển khoẻ mạnh cho trẻ em Việt Nam từ những năm tháng đầu đời, nhằm triển khai có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.