Hà Nội

Dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi mang thai

12-12-2022 21:54 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sảnẢnh hưởng của dinh dưỡng đến sức khỏe sinh sản

SKĐS - Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sự cân bằng nội tiết tố, do vậy ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Phụ nữ dự định có thai hoặc đang mang thai cần chú ý đến yếu tố dinh dưỡng.

Dinh dưỡng cho thai phụ mang bệnh lý

Trong khi mang thai, có một số trường hợp các bà mẹ mắc một số bệnh lý như tim mạch, hoặc tiền sản giật … khi đó chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.

Khi chăm sóc thai phụ mắc bệnh tim mạch cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý. Cần chú ý đặc biệt tới: Hạn chế natri: ăn giảm muối (cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn), hạn chế muối để giảm gánh nặng cho tim (dưới 4g muối/ngày hoặc thấp hơn nữa theo chỉ định của bác sĩ tim mạch); hạn chế các chất kích thích như trà, cà phê, bia rượu; Ăn đủ chất xơ để tránh táo bón (ít nhất 4 đơn vị rau tương đương 320g/ngày); Không ăn quá no, nên chia nhiều bữa nhỏ để tránh khó thở (4-6 bữa/ngày).

Dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi mang thai - Ảnh 2.

Bữa ăn cho thai phụ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, tùy thể trạng từng người mà có chế độ dinh dưỡng đặc thù.

Tiền sản giật là sự xuất hiện tăng huyết áp với protein niệu và/hoặc phù. Chế độ ăn tương tự như trong trường hợp mắc bệnh tim mạch chú trọng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng như: sắt, acid folic, Canxi, Magie, ngoài ra lượng nước phải hạn chế dưới 1 lít nước/ngày.

Chọn các sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ như: gạo lứt, bánh mì đen hoặc ngũ cốc ngũ cốc xay xát dối …, các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo, giàu sắt và can xi như thịt nạc, cá nạc, tôm, cá nhỏ ăn cả xương, cua...

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường (bánh kẹo ngọt, các loại nước ngọt…), phủ tạng động vật (tim, gan, cật (thận)….). Hạn chế các món rán, quay, xào, thực phẩm chế biến sẵn. Trái cây nên ăn cả múi, miếng, hạn chế ép, xay sinh tố.

Theo quan niệm dân gian phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót, ốc, măng hay quả đào…, nên ăn cá chép, trứng ngỗng, nước dừa. Tuy nhiên điều đó chưa chính xác, vì kiêng khem quá mức  một số thực phẩm sẽ vô tình hạn chế các nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng.

Ví dụ ở đây, ốc là nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi cũng như rau ngót chứa nhiều sắt và Beta carotene. Và mặc dù cá chép, trứng ngỗng là nguồn thực phẩm giàu đạm, canxi, chất béo và các chất khoáng khác, hay nước dừa chứa nhiều kali có tác dụng lợi tiểu, tăng nhu động ruột phòng táo bón.

Tuy nhiên nếu chỉ ăn những thực phẩm trên không cũng chưa đủ, bởi vì như vậy sẽ bỏ lỡ các thực phẩm khác mà mỗi loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng khác nhau mà có thể ở thực phẩm khác không có. Mặt khác nếu so sánh với các loại trứng, giá trị dinh dưỡng không khác nhau nhiều. Bên cạnh đó trứng ngỗng chứa nhiều đạm, chất béo nhưng ít vi chất hơn như ít vitamin A hơn, trọng lượng quả trứng lại cao hơn, nên ăn nhiều sẽ khó tiêu. Tương tự, nếu uống nhiều nước dừa cũng sẽ gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu do chứa nhiều chất béo.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Bà mẹ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, nếu thấy có dấu hiệu mệt mỏi cần được nghỉ ngơi. Tuỳ theo đặc thù công việc, nếu bà mẹ làm công việc văn phòng, có thể vẫn duy trì khối lượng công việc như bình thường, làm đến trước ngày dự sinh 1 tháng.

Với bà mẹ làm công việc với cường độ nặng như khuân vác, chở đồ nặng, di chuyển nhiều … và tiếp xúc với hoá chất như thuốc trừ sâu, xăng dầu… cần tạm chuyển công việc khác trong lúc mang thai và nuôi con nhỏ. 

Tránh công việc ở trên cao, hoặc phải ngâm mình xuống nước. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng tránh các động tác như với cao, ngồi xổm…Trong thời gian làm việc cần có nghỉ ngơi giữa giờ, nếu có bất kỳ một dấu hiệu lạ nào như đau bụng, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn, ra máu … cần được nghỉ ngơi và đi khám ngay.

1 tháng trước ngày dự sinh nên nghỉ ngơi hoàn toàn, nhưng vẫn cần đi lại, làm các công việc nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt và tinh thần thoải mái. Cần đảm bảo ngủ mỗi ngày ít nhất 8 giờ. Nên ngủ trưa từ 30 phút đến một giờ. Không thức khuya, dậy sớm, không làm việc ban đêm. 

Dinh dưỡng trong một số trường hợp bệnh lý khi mang thai - Ảnh 4.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên đi khám thai ít nhất 4 lần (1 lần trong 3 tháng đầu, 1 lần trong 3 tháng giữa, 2 lần trong 3 tháng cuối).

Phụ nữ có thai nên hoạt động thể lực cường độ vừa và phù hợp trong 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần. Có thể chia nhỏ thời gian vận động nhưng ít nhất là 10 phút cho mỗi lần vận động. Các bài tập phù hợp là các loại hình tập luyện không liên quan đến sức nặng như bơi, đi bộ, yoga, các bài tập thể dục phù hợp và có thể vẫn tiếp tục tập được khi đến 3 tháng cuối. 

Đối với bà mẹ sau sinh từ 4-6 tuần có thể bắt đầu quay trở lại luyện tập với các bài tập phù hợp và tăng dần về cường độ và thời gian. Cần uống đủ nước và nhớ là không được để khát mới uống nước. Đối với phụ nữ có thai khỏe mạnh thì tập thể dục sẽ rất an toàn. Nhưng với những người đã từng sinh non, hay có những biến chứng từ thai kỳ trước thì không nên cố gắng tập các bài tập trước khi hỏi đến ý kiến của chuyên gia. Các bài tập nên dừng lại nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào xảy ra.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên đi khám thai ít nhất 4 lần  (1 lần trong 3 tháng đầu, 1 lần trong 3 tháng giữa, 2 lần trong 3 tháng cuối)  nếu có vấn đề gì khác thường xảy ra, cần phải đến cơ sở y tế để được khám và theo dõi ngay lập tức.

Để mẹ khoẻ, con khoẻ cần tiến hành thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt và sớm nhất có thể, từ giai đoạn trẻ gái vị thành niên đến giai đoạn dự định có thai, khi mang thai và xuyên suốt trong giai đoạn cho con bú, nuôi dưỡng con nhỏ.

(Theo tài liệu Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡngCác nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

SKĐS - Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Từ 2026: Sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn