Dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ

14-11-2022 07:44 | Dinh dưỡng mẹ và bé
google news

SKĐS - Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng, nếu thiếu sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, nếu thừa sẽ khiến bà mẹ tăng cân quá mức dẫn đến nguy cơ đái tháo đường thai kì và trẻ sinh ra nặng cân hơn bình thường.

Mang thai bị sốt xuất huyết, phải làm sao?Mang thai bị sốt xuất huyết, phải làm sao?

SKĐS - Ở phụ nữ mang thai, virus gây bệnh sốt xuất huyết có khả năng gây bệnh nặng hơn do sự suy giảm hệ miễn dịch trong thai kỳ. Vì vậy, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho người mẹ và thai nhi. Vậy phụ nữ mang thai cần phải làm gì khi có dấu hiệu mắc sốt xuất huyết?

Khuyến nghị dinh dưỡng trong 1000 ngày vàng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra lời khuyên dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ.

3 tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng, bà mẹ cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, theo dõi cân nặng. Bà mẹ cần uống bổ sung sắt và acid folic hoặc đa vi chất theo quy định của y tế. Uống mỗi ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến sau đẻ 1 tháng. Mỗi viên gồm 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic.

Dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén để đạt mức tăng cân phù hợp với tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai (bình thường là tăng 1kg). Đa số phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi vì nghén trong những tuần đầu tiên có thể gây ra khó khăn cho việc tuân thủ theo chế độ ăn như khuyến cáo. Tuy nhiên, thai phụ nên lựa chọn các thực phẩm bổ dưỡng và thực hiện 1 số điểm sau:

Dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ - Ảnh 2.

Dinh dưỡng trong thai kỳ cần tăng cả về lượng và chất.

Ăn ít trong mỗi bữa nhưng chia làm nhiều bữa trong ngày.

Nên mang theo các thức ăn vặt tốt cho sức khỏe như trái cây, các loại hạt, sữa để có thể ăn vào thời điểm thích hợp nhất.

Ăn vào cuối ngày nhiều hơn, ăn các thức ăn được ưa thích.

Lưu ý: Chất đạm đặc biệt quan trọng ở 3 tháng đầu cho việc tạo hình và xây dựng các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan và nhất là tế bào thần kinh... nên cần ăn tăng cường các thực phẩm giàu đạm như: trứng, sữa, thịt, đậu đỗ và chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để bớt cảm giác nghén.

3 tháng giữa thai kỳ

Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế năm 2016, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi) mức năng lượng khuyến nghị hàng ngày khi có thai 3 tháng giữa thai kỳ, khẩu phần ăn nên nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng 250 kcal/ ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý). Có mối liên quan chặt chẽ giữa năng lượng trong khẩu phần, mức tăng cân của mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh, vì vậy, khi năng lượng khẩu phần của phụ nữ mang thai không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm cho mức tăng cân trong thai kỳ thấp dẫn đến cân nặng của trẻ sơ sinh cũng thấp, dễ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai.

Cung cấp đủ canxi 1200mg/ ngày: ngoài chế độ ăn thông thường cần chú ý đảm bảo 6 đơn vị sữa/ ngày. Lưu ý: Đây là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ nên thai phụ cần chú ý ăn các thực phẩm giàu canxi, kẽm như: tôm, cua, sữa, thủy sản, trứng.

Tại những vùng có khẩu phần canxi thấp, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị bổ sung canxi cho tất cả phụ nữ có thai (đặc biệt những phụ nữ có nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ) từ tuần thai 20 trở đi cho đến khi sinh để phòng tiền sản giật. Liều sử dụng: 1,5 – 2,0g canxi nguyên tố/ ngày (1g canxi nguyên tố tương đương 2,5g canxi carbonate hoặc 4g canxi citrate).

Tần suất sử dụng: uống hàng ngày, chia 3 lần, uống vào bữa ăn. Phụ nữ được coi là có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp và tiền sản giật khi mang thai nếu họ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau: béo phì, albumin niệu (+), phù, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận vô căn, bệnh tự miễn dịch, tuổi vị thành niên, thai đôi...

Dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ - Ảnh 3.

Dinh dưỡng mang thai quyết định phát triển thể chất trẻ.

Việc thực hiện khuyến cáo này đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ lượng canxi ăn vào hàng ngày của phụ nữ có thai (chế độ ăn, thức ăn bổ sung và thuốc giảm đau). Lượng canxi sử dụng mỗi ngày từ các nguồn nói trên không được vượt quá mức giới hạn tiêu thụ tối đa của canxi (2,5g).

3 tháng cuối thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tốc độ phát triển cân nặng của thai nhi nhanh nhất, vì vậy dinh dưỡng thai phụ cần đảm bảo đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu của thai nhi, đặc biệt cần:

Tăng năng lượng bữa ăn như: nhu cầu về năng lượng của thai phụ theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế năm 2016, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) mức năng lượng khuyến nghị hàng ngày khi có thai 3 tháng cuối, năng lượng cung cấp tăng 450 Kcal/ngày (tương đương 2 miệng bát cơm và thức ăn hợp lý). Về tính cân đối của khẩu phần cần đảm bảo số lượng chất béo và chất lượng chất béo (cân đối giữa chất béo động vật và thực vật, đủ các acid béo không no cần thiết).

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng thông qua đa dạng thực phẩm: Bổ sung chất đạm, chất béo giúp xây dựng và phát triển cơ thể thai nhi. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn của bà mẹ có thai cần bổ sung thêm chất đạm, chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ.

Trước hết cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn sẵn có như: trứng, cá, tôm, cua, thịt, đậu đỗ các loại (đậu tương, đậu xanh…) và vừng, lạc. Đây là những thức ăn có hàm lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong chất béo. Nên cố gắng uống thêm sữa và chế phẩm sao cho đạt 6 đơn vị sữa/ ngày (tương đương 600ml sữa pha chuẩn)…

Chất khoáng và vitamin không chỉ cần để giúp thai nhi phát triển mà còn cần đáp ứng cho nhu cầu tăng cao của người mẹ. Các vi chất là những chất dinh dưỡng tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn cơ thể có nhu cầu cao về các chất dinh dưỡng cho phát triển như thời kỳ có thai.

Canxi: Có vai trò quan trọng tham gia cấu tạo khung xương cho thai nhi và đảm bảo cho nhu cầu canxi của thai phụ. Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên 1200mg/ngày cao hơn khi chưa mang thai (800mg/ngày).

Cách tốt nhất là sử dụng canxi từ thực phẩm. Sữa là nguồn cung cấp canxi tốt nhất, hàm lượng tương đối nhiều (100-120mg/100ml sữa nước pha chuẩn), tỷ lệ hấp thu cao; Các thức ăn hải sản như tôm, cua, ngao, sò và trứng có hàm lượng canxi cũng khá phong phú.

Trong các loại rau xanh và các loại đậu đỗ tuy cũng là nguồn canxi, nhưng canxi trong các loại thực phẩm này dễ bị tương tác với axit oxalic và các loại axit hữu cơ vốn có trong các thực phẩm nguồn thực vật tạo ra những hợp chất canxi khó hòa tan.

Vì vậy, việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không quá kiêng khem, chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết hoặc có thể uống bổ sung canxi để tránh tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai nhi.

Những việc cần làm trước khi mang thaiNhững việc cần làm trước khi mang thai

SKĐS - Chuẩn bị kỹ về sức khỏe là yếu tố rất quan trọng để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn. Có kế hoạch mang thai sẽ tránh được tình trạng đẻ quá dày, thời gian sinh quá gần nhau ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và con.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bộ Y tế cảnh báo dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát vào tháng 11,12 | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn