Sau đó, cơ thể tạo ra các tế bào và phân tử đặc hiệu tương ứng với từng loại kháng nguyên khác nhau để loại trừ chúng. Đáp ứng miễn dịch ở người gồm đáp ứng miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh (còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu) và đáp ứng miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu).
Mỗi người có một hệ miễn dịch khác nhau. Người có hệ miễn dịch mạnh hơn sẽ có ít nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngược lại, những người có hệ miễn dịch yếu (thường là người nhiều tuổi, người có bệnh lý nền, suy nhược cơ thể…) sẽ không đủ khả năng bảo vệ trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hơn. Ngoài ra, thời gian hồi phục của họ cũng lâu hơn.
Khi cơ thể bị nhiễm bệnh, ngoài thuốc điều trị đặc hiệu do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối với 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, dầu mỡ, đạm, vitamin và khoáng chất sẽ nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giúp công tác điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đặc biệt, vitamin nhóm B (B1, B6), vitamin C, D, E và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Vitamin B1 giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng. Thiếu hụt vitamin B1 gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, tim, não, hệ miễn dịch. Vitamin B1 có nhiều trong ngũ cốc, bánh mì, men bia, trứng, sữa, cá (hồi, thu, ngừ), rau xanh, các loại rau và hạt họ đậu…
Vitamin B6 hỗ trợ chuyển hóa các acid amin, giúp duy trì chức năng thần kinh, gan, tăng cường năng lượng. Thiếu vitamin B6 làm chậm các chức năng miễn dịch, gồm cả miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào. Vitamin B6 có nhiều trong ngũ cốc nguyên cám, trứng, sữa, phô mai, cá (hồi, ngừ), thịt bò, gan, cải bó xôi, ớt chuông đỏ, chuối, quả bơ, đậu xanh…
Vitamin C tăng cường hệ miễn dịch thông qua kích hoạt hoạt tính của bạch cầu và gia tăng sự thành lập kháng thể. Vitamin C có tác dụng ức chế sự tiến triển của viêm phổi vi rút và cải thiện chức năng hô hấp. Vitamin C có trong ổi, bưởi, kiwi, dâu tây, đu đủ, quýt, cam, chanh, nho đen, đu đủ, súp lơ, bông cải xanh, ớt chuông …
Vitamin D được biểu hiện trên các tế bào miễn dịch như tế bào B, T và tế bào trình diện kháng nguyên. Thiếu hụt vitamin D có thể làm giảm miễn dịch bẩm sinh, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vitamin D có nhiều trong trứng, sữa, phô mai, cá (hồi, thu, ngừ), hàu, tôm, nấm, nước cam, ngũ cốc và bột yến mạch… Ngoài ra, tắm nắng từ 15 đến 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể tổng hợp vitamin D.
Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ tế bào, nâng cao sức đề kháng của cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Vitamin E có nhiều trong đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.
Kẽm là vi chất cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào gồm cả các tế bào miễn dịch. Kẽm còn là chất chống oxy hóa, chống lại các tổn thương do nhiễm trùng. Thiếu hụt kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B & đại thực bào). Kẽm có nhiều trong hàu, sò, cua, ghẹ, trùng trục, tim gà, thịt nạc, lòng đỏ trứng, hạt điều, mộc nhĩ, đậu hà lan…
Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước (2-2,5 lít/ngày), không dùng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, đồ uống có ga; Tập thể dục thường xuyên từ 20-30 phút mỗi ngày; Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan cũng giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục nhanh hơn so với những người thường xuyên căng thẳng, lo âu.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Immuno TW28 với các thành phần chiết xuất hoa cúc tím, L – Lysine, Đạm men bia, Thymomodulin, kẽm, vitamin C, vitamin B1 và vitamin B6 giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giúp giảm mệt mỏi. Immuno TW28 được dùng hỗ trợ cho người kém ăn, gầy yếu, suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém và dùng cho người trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.
Liều dùng:
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10 ml/lần x 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10 ml/lần x 1 lần/ngày.
Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: 2 ống 10 ml/lần x 2 lần/ngày.
Uống sau ăn.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.