Hà Nội

Dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

30-08-2021 07:18 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Suy dinh dưỡng và sức đề kháng kém có thể làm giảm chức năng hô hấp, làm tăng nguy cơ tái phát và làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Vì sao người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ bị suy dinh dưỡng?

Ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đường dẫn khí bị hẹp lại, khiến không khí lưu thông từ ngoài vào phổi sẽ ít hơn. Người bệnh thường có biểu hiện ho khạc đờm, luôn cảm thấy nặng ngực, khó thở.

Do tình trạng khó thở nên người bệnh mệt mỏi, kém vận động, đặc biệt là ăn uống kém dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm. Khi sức đề kháng kém, bệnh nhân dễ mắc các nhiễm khuẩn hô hấp. 

Đây là nguyên nhân gây khởi phát cấp tính nặng hơn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ăn đủ chất

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý với 4 nhóm thực phẩm gồm nhóm bột đường (gạo, mì, ngô, khoai, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt); đạm (thịt, cá, trứng, tôm. cua...); chất béo (dầu, mỡ...); vitamin và chất khoáng (rau xanh, quả chín).

Dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Ảnh 2.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất.

Cần tăng cường thêm chất đạm và chất béo để tăng năng lượng cho hoạt động của cơ hô hấp và do sự tiêu hao năng lượng do tình trạng viêm của bệnh.

Ưu tiên thức ăn dễ tiêu

Do bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, khó thở nên cần ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. Khi chế biến cần lưu ý nấu mềm, nhừ giúp người bệnh dễ nhai, nuốt và dễ tiêu hóa.

Chia nhỏ bữa ăn

Nếu người bệnh mệt, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Tuy nhiên cần đảm bảo đủ số lượng và đủ chất. Nên ăn chậm, nhai kỹ. Khi ăn nên ngồi thẳng lưng để tránh tạo áp lực lên phổi.

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi

Các loại rau xanh và trái cây tươi rất tốt cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Loại thực phẩm này bổ sung đầy đủ chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Rau xanh và trái cây tươi cũng là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho chức năng hô hấp của người bệnh.

Dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Ảnh 3.

Rau xanh và trái cây tươi tốt cho chức năng hô hấp và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Uống đủ nước

Bệnh nhân cần uống đủ 1,5 - 2 lít/ngày. Nước giúp làm loãng đờm, dễ khạc đờm. Uống đủ nước cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp phòng ngừa táo bón.

Thực phẩm không tốt cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cần tránh những thực phẩm dễ sinh hơi, đầy bụng như: các món chiên, xào, nướng sử dụng quá nhiều dầu mỡ và gia vị; nước ngọt có gas… Hạn chế sử dụng nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn như: thịt nguội, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói…

Nên giảm bớt lượng tinh bột, thức ăn chứa nhiều đường vì nếu ăn nhiều sẽ làm tăng CO2 máu dễ gây mệt sau ăn, không tốt cho bệnh nhân.

Dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Ảnh 4.

Hạn chế các món ăn sử dụng quá nhiều dầu mỡ và gia vị.

Để làm chậm quá trình tổn thương phổi, bên cạnh việc dùng thuốc và tăng cường dinh dưỡng, bệnh nhân COPD cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, duy trì một môi trường sống trong lành, không khói bụi; không hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc hóa chất…
Hoa đu đủ chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhHoa đu đủ chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

SKĐS - Các bộ phận của cây đu đủ có tác dụng quý trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt là hoa đu đủ.

Xem thêm video đang được quan tâm

Nguyên nhân gây rụng tóc và cách điều trị


BS. Nhật Minh
Ý kiến của bạn