Hiểu đúng về hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch là mạng lưới vô cùng phức tạp của tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc sự rối loạn của tế bào. Có thể hiểu đơn giản, hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh, ít có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm virus hoặc có mắc thì cũng nhẹ hơn so với người có hệ miễn dịch yếu kém.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh (Ảnh minh họa)
Hệ miễn dịch ở con người được chia là 2 loại chính:
- Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch bẩm sinh): Là loại miễn dịch có sẵn trong cơ thể khi mới sinh ra, mang tính di truyền, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước đó của cơ thể với kháng nguyên xâm nhập lần đầu hay lần sau.
- Miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được): Là trạng thái miễn dịch xuất hiện do kháng thể đặc hiệu tương ứng với từng kháng nguyên được tạo ra sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên. Cơ thể có thể tiếp xúc kháng nguyên một cách ngẫu nhiên (như bị nhiễm vi khuẩn trong môi trường sống) hoặc tiếp xúc chủ động (tiêm vắc xin phòng bệnh).
Chúng ta có thể thấy rằng miễn dịch tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào sự di truyền của cha mẹ cho con.
Còn miễn dịch đặc hiệu phụ thuộc rất lớn vào lối sống, ý thức có chăm sóc sức khỏe chủ động của chúng ta hay không, nếu chúng ta tăng cường chăm sóc lực lượng kháng thể trong ngân hàng kháng thể của chúng ta càng tốt bao nhiêu thì khả năng bảo vệ cơ thể chống các kháng nguyên xâm nhập càng tốt bấy nhiêu.
Dinh dưỡng - Yếu tố quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch
Theo nghiên cứu, thực phẩm và cách ăn uống hàng ngày là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch cơ thể trong suốt quá trình sống, phát triển của con người. Khi chất dinh dưỡng đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để xây dựng nên cấu trúc cơ thể, các cơ quan và tham gia vào quá trình hoạt động tế bào nhằm phục vụ hoạt động sống của cơ thể.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: “Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Bạn hoàn toàn có thể chủ động nâng cao đề kháng của cơ thể bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe…, ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E, sắt, kẽm, probiotics và Immunoglobulin là cách hiệu quả để tăng đề kháng cho cơ thể”.
- Vitamin C là một trong những hoạt chất hỗ trợ tăng cường sức đề kháng mạnh, kích thích cơ thể sản xuất kháng thể chống lại bệnh tật. Vì cơ thể không thể tự tổng hợp hoặc dự trữ nên chúng ta cần bổ sung đủ lượng vitamin C trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Vitamin D rất quan trọng đối với cả hệ miễn dịch thu được và bẩm sinh. Thiếu vitamin D khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Vitamin A có vai trò với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
- Vitamin E hỗ trợ làm chậm quá trình suy giảm hệ thống miễn dịch, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn.
- Vitamin nhóm B: Trong các vitamin nhóm B, vai trò các folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả. Thiếu folate (vitamin B9) làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Trong khi thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễn dịch, dịch thể và trung gian tế bào.
- Probiotics thường được định nghĩa là các chủng vi khuẩn sống có lợi, khi được uống đủ lượng sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cho người dùng. Nói một cách dễ hiểu, men vi sinh là những vi khuẩn tốt, giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, tăng cường hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.
- Immunoglobulin đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng là các protein được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch đặc biệt gọi là tế bào plasma (tương bào) để loại bỏ vi khuẩn, virus và các vi sinh vật gây hại cho cơ thể.
Bổ sung kháng thể IgG từ sữa non - Giải pháp nâng cao đề kháng cơ thể trực tiếp
IgG (Immunoglobulin G) là kháng thể chính được tìm thấy trong tuần hoàn máu và dịch ngoại bào, chiếm khoảng 75% tất cả các kháng thể trong huyết thanh. Ngoài ra, kháng thể IgG còn có trong sữa non và các dịch mô tại đường hô hấp, tiêu hóa. Bằng khả năng bắt dính với các mầm bệnh như vi khuẩn, virus hay nấm mà IgG có thể kiểm soát nhiễm trùng trong cơ thể.
Đặc biệt, kháng thể IgG là kháng thể có khả năng đi qua nhau thai, IgG của mẹ được truyền cho con qua nhau giúp bảo vệ thai nhi trước những tác nhân gây bệnh khi trẻ còn trong bụng mẹ.
IgG là kháng thể có khả năng đi qua nhau thai giúp bảo vệ thai nhi khỏi tác nhân gây bệnh (ảnh minh họa)
“Hiện nay, dưới tác động xấu từ ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh... khiến hệ thống miễn dịch ngày một suy yếu dần. Đặc biệt, với nhóm đối tượng là trẻ em, người già, người suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch... cần hết sức chú ý đảm bảo tăng cường đề kháng cho cơ thể”- PGS.TS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ.
Bên cạnh đó, việc chủ động bổ sung kháng thể trực tiếp cho cơ thể thông qua sử dụng sữa non hiện là giải pháp tối ưu và là xu thế mới để chủ động tăng dự trữ ngân hàng kháng thể tự nhiên cho cơ thể. Ngoài lượng lớn kháng thể IgG, sữa non còn chứa các kháng thể IgM, IgA, vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin... giúp bảo vệ đường tiêu hóa cho trẻ, chống lại các tác động vi khuẩn bên ngoài tấn công.
|