Khi mang bầu bé Su, chị Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) may mắn vì "không biết ốm nghén là gì". Trong suốt thời kỳ thai nghén, chị Trang được bồi bổ rất đầy đủ, thậm chí là hơi dư thừa nên chị Trang rất kì vọng, bé Su sẽ sở hữu đôi chân dài miên man. Bé Su ra đời, chị Trang cũng rất chịu khó bổ sung canxi cho bé. Tuy vậy, khi bé Su vào lớp 1, nhận bảng tổng kết của buổi khám sức khỏe của con, chị Trang rất ngạc nhiên vì bé Su có chỉ số chiều cao thấp nhất lớp.
Ngược lại với bé Su là bé Gấu. Như nick name, Gấu lại thuộc diện béo phì do được ông bà chiều quá, vợ chồng chị Ngát (Thanh Trì, Hà Nội) do mải mê công việc, thấy con trộm vía cũng bụ bẫm nên phó thác hoàn toàn cho ông bà chuyện chăm con. Gia đình nội ngoại lại có sẵn "gen cao" nên chị Ngát cũng tặc lưỡi: "Béo tý cũng được cho sau nó to cao cân đối". Cho đến ngày, một bác sĩ nhi nói với Ngát: "Bé Gấu có thể bị". Lúc đó, chị Ngát mới thấy lo lắng, cảm thấy vấn đề của Gấu có vẻ khá nghiêm trọng.
Những câu chuyện trên không phải là chuyện riêng của chị Trang hay chị Ngát. Trên thực tế, ở Việt Nam, tỷ lệ mất cân đối phát triển của trẻ em là rất lớn. Tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020, theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia.
Đi tìm nguyên nhân
Trong những năm qua, với sự phát triển về y học, đội ngũ y bác sĩ dinh dưỡng đã nghiên cứu tìm tòi lý do của vấn đề này và đã có sự khẳng định: dinh dưỡng là yếu tố then chốt, quyết định đến sự tăng trưởng chiều cao của người Việt.
Việc không bổ sung hay bổ sung không đúng cách các sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng là nguyên nhân lớn của việc thiếu cân bằng dinh dưỡng đó dẫn đến việc thiếu và thừa các chất. Như bé Gấu, con chị Ngát do thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt, dẫn đến việc thừa chất béo và luôn bị thiếu 2 vi chất quan trọng là vitamin D3 và K2 là bộ đôi vitamin tối quan trọng trong việc đưa canxi vào xương. Do vậy, bé Gấu bị còi xương do không thể hấp thu canxi.
Năm 2013, tại Na Uy đã diễn ra một nghiên cứu bởi tập đoàn Kappa Bioscience về độ ổn định của MK7 (một dạng của K2) trong các sản phẩm chứa canxi. Kappa Bioscience đã tiến hành thu thập 101 sản phẩm chứa canxi, MK7 trên khắp thế giới, sau đó xác định hàm lượng MK7 thì kết quả vô cùng bất ngờ: 81% sản phẩm canxi đều không đạt tỷ lệ MK7 như công bố. Lý do, là K2 rất không ổn định trong môi trường đa khoáng, sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng 3-6 tháng kể từ ngày sản xuất, nên hàm lượng canxi hấp thụ vào cơ thể rất thấp. Đó là lý do tại sao chị Trang bổ sung rất đầy đủ các vi chất cho bé Su mà bé Su vẫn bị thấp bé.
Bổ sung các chất dinh dưỡng thế nào cho đúng?
Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm bổ sung canxi nhưng loại nào mang lại hiệu quả tốt cho người sử dụng là mối quan tâm lớn của các bà mẹ.
Trước tiên, phải nói đến canxi. Hiện nay, có rất nhiều dạng canxi nhưng canxi trong aquamin là loại canxi được cơ thể người hấp thu khá tốt nhờ cấu trúc lỗ xốp tổ ong, có diện tích bề mặt lớn gấp 10 lần so với canxi carbonate thông thường, không bị ảnh hưởng bởi chất béo. Vì thế, canxi aquamin được cơ thể hấp thu cao hơn ngay cả khi có chế độ ăn nhiều chất béo.
Sau nghiên cứu của tập đoàn Kappa Bioscience về độ ổn định của MK7 trong các sản phẩm chứa canxi, có rất nhiều công ty dược phẩm đầu tư nghiên cứu đưa công nghệ bao vi nang bao bọc K2(MK7) nhằm bảo vệ tối đa tỷ lệ MK7 trong hỗn hợp canxi, K2, D3. Trong đó, phải nhắc đến sản phẩm Canxi Max của Công ty Dược phẩm Revopharm là dòng sản phẩm Canxi Aquamin được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, áp dụng công nghệ này, giữ MK7 không bị phân hủy, đảm bảo tỷ lệ MK7, từ đó giúp canxi hấp thụ tốt nhất vào xương, hỗ trợ tăng chiều cao tối đa.
Tham khảo sản phẩm tại: https://www.canximax.com/canximax123
Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lưu ý các mẹ cần phải xem xét đến tính chất dễ bị phân hủy MK7 trong hỗn hợp canxi, D3 và K2 khi sử dụng các sản phẩm bổ sung. "Nên lựa chọn các sản phẩm có thể giữ độ ổn định của tỷ lệ MK7." bác sĩ Nga nhấn mạnh.