Dinh dưỡng nào cần thiết cho bệnh tim?

02-08-2018 18:56 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Mẹ tôi 58 tuổi, bị bệnh tim cách nay 3 năm, đã điều trị ổn định, nghe bác sĩ điều trị dặn trong điều trị cũng chú trọng đến dinh dưỡng. Vậy tôi xin hỏi dinh dưỡng nào cần thiết cho bệnh lý tim mạch của mẹ tôi?

Mẹ tôi 58 tuổi, bị bệnh tim cách nay 3 năm, đã điều trị ổn định, nghe bác sĩ điều trị dặn trong điều trị cũng chú trọng đến dinh dưỡng. Vậy tôi xin hỏi dinh dưỡng nào cần thiết cho bệnh lý tim mạch của mẹ tôi?

(Ngọc Liễu - Lâm Đồng)

Trong sinh hoạt hàng ngày ,người cao tuổi ít vận động hơn, cho nên nhu cầu về năng lượng cũng giảm theo, mục đích để tránh tình trạng thừa năng lượng tạo tiền đề để tăng cholesterol. Một chế độ ăn nhiều cholesterol rất nguy hiểm cho người cao tuổi, vì khi lượng cholesterol tăng cao trong máu, đặc biệt là loại cholesterol hàm lượng phân tử thấp sẽ lắng đọng trên thành mạch máu gây hậu quả là hẹp, tắc và làm mạch máu dễ bị tổn thương. Đó là nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu não, phình động mạch chủ... gây tử vong đột ngột cho bệnh nhân.

Các loại thức ăn nhanh, các phương thức ẩm thực của thời đại công nghiệp cũng gây ra hậu quả nặng nề cho bệnh tim mạch, phần lớn trong các suất ăn công nghiệp, dư lượng mỡ và đường rất cao, kết hợp với các loại nước uống có gaz, thời gian ăn lại ngắn, phân bố các bữa ăn không hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng béo phì. Béo phì sẽ gây hậu quả tất yếu là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường làm tăng tỉ lệ tử vong và giảm đi chất lượng cuộc sống. Các loại thức uống có chứa caffein và có cồn như rượu, bia... nếu dùng với số lượng ít thì rất có lợi cho hệ tim mạch, nhưng nếu dùng nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp và việc uống quá nhiều bia có thể đưa đến rối loạn chuyển hóa chất béo và gia tăng xơ vữa động mạch. Một chế độ ăn hợp lý, về mặt khoa học,  ăn nhiều chất bột đường, ít hoặc không có chất đạm sẽ gây ra nguy cơ rối loạn chuyển hóa chất béo và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Ăn ít muối nếu nhiều muối sẽ giữ lại nước tạo tiền đề cho cao huyết áp. Ăn cần cân đối giữa tỷ lệ chất béo, chất đạm động vật, chất đạm thực vật và chất bột đường. Nên thay đổi các món ăn hằng ngày, ăn nhiều cá, các loại hải sản, vì chất axítbéo Omega 3 có trong các loại hải sản rất tốt cho hệ tim mạch. Sử dụng hợp lý các loại thức uống có caffein, cồn và các loại gia vị như: tỏi, ớt, hành, tiêu... đều rất tốt cho hệ thống tim mạch.


BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG
Ý kiến của bạn