Nhiều người cho rằng đây là dịp nghỉ ngơi, gặp gỡ bạns bè, hội họp cuối năm … nhưng trong những dịp đặc biệt đó, chúng ta thường quên rằng cơ thể chúng ta vẫn cần được bổ sung dinh dưỡng để duy trì sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.
Lối sinh hoạt mất cân bằng đáng báo động
Ngày lễ Tết thường là dịp họp mặt, giao lưu vì mọi người sẽ có nhiều thời gian và cơ hội gặp gỡ hơn, và cũng là cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn, đồ uống đặc biệt hơn ngày thường.
Nguy cơ mắc bệnh mùa lễ hội thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, mất cân đối, chúng ta ăn quá nhiều món ăn nhiều năng lượng, chất béo không tốt, nhiều đạm, thực phẩm nhiều đường ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, thậm chí sử dụng rượu bia triền miên. Không chỉ thế, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm do trữ thực phẩm không đúng cách, thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần cũng luôn rình rập. Trong khi lại "bỏ quên" những thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp như rau xanh, quả chín.
Với phong tục chúc Tết luôn đi đôi với các bữa tiệc, có thể một ngày bạn tham gia bữa tiệc từ sáng đến tối, sự nhiệt tình ăn uống thể hiện sự vui vẻ. Chúng ta cũng thường "tự cho phép" bản thân ăn nhiều món ăn ngon và giàu năng lượng, nhưng lại ít vận động thể thao, điều này dễ làm mất cân bằng năng lượng và dinh dưỡng. Năng lượng dư thừa nhiều không được tiêu hao bằng tập luyện trong dịp Tết khiến cơ thể nặng nề hơn ngay sau kỳ nghỉ Tết.
Thói quen xấu thường gặp dẫn đến chế độ ăn uống không lành mạnh có thể kể đến như: Ăn quá nhiều; Ăn món ăn nhiều năng lượng, chất béo không tốt; Nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm do trữ thực phẩm không đúng cách, thức ăn hâm đi hâm lại nhiều lần; Sử dụng nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn cay nóng, đồ chiên nướng, thực phẩm chế biến sẵn giò chả, đồ hộp, thực phẩm khó tiêu như đồ nếp: bánh chưng, bánh tét,… và lượng rau xanh, trái cây lại bị ăn ít đi; Sử dụng nhiều đồ uống có cồn: rượu, bia…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một bát cơm nhỏ chỉ cung cấp khoảng 150kcal, nhưng 1 tô thịt kho trứng chứa tới 600lcal tương đương 60 phút bơi lội, 2 lạng chả giò xào hay một bát canh măng chân giò khoảng 1000kcal, tương đương 120 phút đạp xe, 100g mứt khoảng 500kcal. Đặc biệt là bánh chưng, do làm từ đồ nếp, có độ dền, chặt nên một chiếc bánh chưng năng lượng khoảng 2000 kcal, tương đương 198 phút chạy bộ.
Một khía cạnh khác gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng cũng thường thấy trong dịp này, đó là việc hay bỏ bữa hoặc có những bữa ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là Bỏ bữa sáng do dậy trễ; Ăn ít do bận đi chơi, chúc tết Ăn các thực phẩm có sẵn không đủ dinh dưỡng: vitamin, khoáng chất…
Thói quen ăn uống sinh hoạt không hợp lý như ăn 1 lượng quá nhiều hoặc thực phẩm chứa nhiều chất, nhưng thiếu chất xơ; Căng thẳng và gấp gáp trong các công việc; Ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá khuya; Ngủ không đủ giấc, không duy trì hoạt động thể chất đều đặn cũng có thể là nguyên nhân gây mất cân bằng dinh dưỡng trên.
Ngoài các nguy cơ làn da nhăn nheo, xỉn màu, hệ miễn dịch suy giảm, tái phát các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, gút…Uống rượu bia quá độ dẫn tới các bệnh của đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, bệnh về gan… Một trong những hậu quả của chế độ dinh dưỡng không lành mạnh trong mùa lễ hội là tình trạng tăng cân mất kiểm soát khiến nhiều người lo lắng.
Để tránh gặp phải những "trục trặc" về sức khỏe, cân nặng, duy trì vẻ đẹp làn da, cân đối của vóc dáng trước trong và sau dịp lễ, đặc biệt phòng tránh bệnh tật, cần phải có những kiến thức dinh dưỡng đúng đắn, khoa học.
Thách thức trong kiểm soát cân nặng
Kiểm soát cân nặng hiện là vấn đề quan tâm hàng đầu của không ít người trong cuộc sống hiện đại. Kiểm soát cân nặng hiệu quả không chỉ giúp con người tự tin mà còn giúp bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ gây bệnh.
Các chuyên gia y tế cho biết, thuật ngữ là kiểm soát cân nặng hay còn được gọi là cân nặng lý tưởng, tức là cân nặng phù hợp, không thừa, không thiếu. Chúng ta đã quen với "thừa cân, béo phì" và nó làm ảnh hưởng không chỉ là cơ thể đẹp mà còn gia tăng một số bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid,... Ngược lại, người có cân nặng quá thấp cũng có thể gặp những bệnh lý liên quan đến quá trình loãng xương.
Vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt, một cơ thể khoẻ mạnh, cần phải duy trì và kiểm soát cân nặng hiệu quả và không stress.
Tuy nhiên, hàng loạt thách thức mà chúng ta hay gặp trong quá trình kiểm soát cân nặng có thể kể đến như: Làm cách nào để có đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể? Xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện ra sao để tránh lượng calo dư thừa? Làm thế nào để có cảm giác no lâu? Đâu là cách để tránh lượng chất béo xấu? Cách nào dung nạp đủ lượng Vitamin và muối khoáng theo khuyến nghị?
Chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và nguyên tắc cân bằng năng lượng
Đối với nhiều người, kiểm soát cân nặng dường như là điều bất khả thi do cuộc sống bận rộn và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.
Để giảm cân thì có người ăn rau thay cho cả 3 bữa ăn chính, có người nhịn ăn liên tục và chỉ ăn một buổi duy nhất trong ngày, thậm chí có người loại bỏ hoàn toàn món ăn có chất đạm. Ngược lại, để tăng cân, có người ăn liên tục các thức ăn có nhiều đạm, chất béo; có người tăng gấp đôi khẩu phần ăn trong các buổi ăn chính.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng và áp dụng nguyên tắc cân bằng năng lượng mới là phương pháp kiểm soát cân nặng an toán nhất.
Thế nào là ăn uống lành mạnh?
Chế độ ăn uống lành mạnh, tức là ăn đa dạng các thức ăn khác nhau để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết giúp duy trì sức khỏe, cải thiện tâm trạng, có năng lượng. Đồng thời bổ sung đầy đủ cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng.
Một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng, nghĩa là chế độ dinh dưỡng đó có thể cung cấp các nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho cơ thể. Trong đó, chất đạm giúp hình thành và duy trì cơ bắp. Chất bột đường cung cấp nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Chất béo chưa bão hòa giúp hỗ trợ và duy trì một trái tim khỏe mạnh. Các Vitamin và khoáng chất giúp quá trình tăng trưởng và phát triển. Axit béo Omega-3 cho trái tim và bộ não khỏe mạnh và duy trì chức năng khỏe mạnh của đôi mắt, các khớp, da, tóc và hệ miễn dịch. Chất xơ hỗ trợ quá trình đào thải tự nhiên của các chất cạn bã và độc hại. Nước cho quá trình hydrat hóa – chuyển hóa, giúp các cơ quan hoạt động ổn định
Nguyên tắc cân bằng năng lượng là gì?
Một nguyên tắc quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng hiệu quả đó là việc cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.
Trong đó, năng lượng đưa vào, hay còn gọi là năng lượng tiêu thụ, từ các thực phẩm hằng ngày mà chúng ta ăn hoặc uống. Còn lượng calo tiêu hao của cơ thể thông qua các hoạt động hàng ngày được gọi là năng lượng tiêu hao.
Dinh dưỡng cho duy trì cân nặng: Tổng năng lượng tiêu thụ (đưa vào) sẽ bằng với năng lượng tiêu hao.
Dinh dưỡng cho giảm cân thì tổng năng lượng tiêu thụ (đưa vào) sẽ nhỏ hơn năng lượng tiêu hao – cơ thể sẽ sử dụng năng lượng dư thừa đang tích trữ trong cơ thể cho các hoạt động, sẽ giúp giảm cân.
Và đối với một số đối tượng bị gầy, thiếu dinh dưỡng thì tổng năng lượng tiêu thụ (đưa vào) sẽ lớn hơn năng lượng tiêu hao.
Thay vì phải chuẩn bị một bữa ăn đủ chất, cân đối mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với những người bận rộn, có thể lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Nhưng lưu ý phải chọn đúng nhóm thực phẩm mà cơ thể cần, bữa ăn thay thế để giảm năng lượng hay tăng cơ,… Khi sử dụng nên dùng đều, dùng vừa đủ và lựa chọn các sản phẩm uy tín trên thị trường.