Dinh dưỡng cho người bệnh viêm dạ dày bạn đã bao giờ quan tâm?

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng

Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai

21-07-2019 11:27 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Theo Thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam cho thấy tại nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày và nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm cũng sẽ để lại những hệ lụy khó lường. Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm dạ dày đang được quan tâm thì dinh dưỡng cho người bệnh viêm dạ dày cũng là một trong những vấn đề gần như bị “bỏ ngỏ”.

Dinh dưỡng phòng, hỗ trợ điều trị bệnh là xu hướng phát triển của thế giới

Từ thực tế quá trình điều trị bệnh nhân bị viêm dạ dày, tá trằng PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hông, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết,  trong thực tế lâm sàng thì mảng dinh dưỡng bắt đầu được để ý đến  tuy nhiên, trong hầu hết tất cả các chuyên khoa cũng chưa được quan tâm đều. Trong bệnh viện khi bệnh nhân đến khám và điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng có được quan tâm hơn. Song, môi trường bệnh viện thì điều trị ngắn chỉ từ 7-10 ngày nhưng nhiều bệnh thì phải kéo dài hàng tháng nên khi rời khỏi môi trường bệnh viện thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lại chủ yếu là dùng theo thói quen, kinh nghiệm và những lời mách bảo chứ chưa có lời khuyên hữu ích về dinh dưỡng. Bên cạnh đó, những kiến thức về dinh dưỡng dành cho người bệnh cũng chưa thực sự nhiều.

PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hồng nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai

Còn Bs. Nguyễn Đức Minh ,Thạc sĩ khoa học dinh dưỡng, Đại học Washington, Seattle Hoa Kỳ, Nguyên phó phòng quản lý khoa học Viện dinh dưỡng Quốc gia, Nguyên phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Y xã hội học ISMS, cũng cho rằng, vấn đề dinh dưỡng ở Việt Nam hiện thì nhiều bệnh nhân cũng đã bắt đầu quan tâm hơn chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh và  khoa dinh dưỡng của các bệnh viện cũng đang được khôi phục, tuy nhiên trong khi đó trên thế giới lĩnh vực dinh dưỡng đã được quan tâm từ lâu, và dinh dưỡng cũng là lĩnh vực có nhiều tạp chí khoa học nghiên cứu nhất.

Các giải pháp điều trị hiện nay và xu thế điều trị hiện đại là không chỉ dùng thuốc để “cắt” bệnh, mà còn sử dụng các tư vấn, phục hồi trị liệu và nhất là các chế độ dinh dưỡng hỗ trợ.Thế nên hình thành một ngành dinh dưỡng y học, sẽ đảm bảo bệnh nhân khi có bệnh không chỉ hết bệnh mà các chức năng, giá trị cuộc sống kèm theo sức khỏe phải được đảm bảo và dinh dưỡng đóng vai trò duy trì cải thiện chức năng ấy.

Ths. Minh chia sẻ: ví dụ như bệnh nhân lao, sau điều trị thì cơ thể thường gầy rộc đi, chức năng gan giảm sút quá nhanh và thường có biểu hiện thiếu máu. Với cách tiếp cận hiện đại, bác sĩ vẫn kê thuốc điều trị bệnh nhưng kèm theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ lập chế độ dinh dưỡng làm hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, giúp duy trì tình trạng cân nặng, tình trạng hồng cầu và các chức năng khác của cơ thể.

Dinh dưỡng có vai trò gì trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, tá tràng?

Dinh dưỡng là một quá trình liên tục, từ lúc chúng ta trong bào thai cho đến lúc cuối đời. Vai trò của dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình phát triển và khôi phục cơ thể. Khi mà cơ thể của chúng ta có bất kỳ vấn đề gì, thì dinh dưỡng là chất cung cấp nguyên liệu trong quá trình tái tạo, cung cấp chất xúc tác để các phản ứng xảy để hình thành lại các  mô tổ chức các chức năng của cơ thể. Như vậy, dinh dưỡng đóng vai trò không chỉ duy trì cuộc sống hàng ngày  ngày hay các chức năng hoạt động cụ thể của cơ thể, mà còn liên quan tới chất lượng cuộc sống.

Bs. Nguyễn Đức Minh,Thạc sĩ khoa học dinh dưỡng, Đại học Washington, Seattle Hoa Kỳ

Với bệnh  viêm loét dạ dày, tá tràng, người ta chia ra làm ba giai đoạn mà đều có vai trò của dinh dưỡng. Thứ nhất là  các chất tấn công như vi khuẩn HP, axit clohydric  thì chế độ dinh dưỡng cũng giúp kiểm soát và phòng chống các yếu tố tấn công đó tấn công dạ dày, tá tràng. Thứ 2 là các yếu tố bảo vệ dạ dày, tá tràng như dịch nhầy của cơ thể, các chất đệm như bicacbonnat  thì dinh dưỡng tốt cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày để các yếu tố tấn công không đánh thẳng vào niêm mạc dạ dày.  Thứ 3 niêm mạc dạ dày  luôn được tái tạo việc mà chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý, cân đối hợp lý sẽ giúp quá trình tái tạo niêm mạc ấy tốt hơn giúp cơ thể sớm cải thiện được các triệu chứng bệnh hoặc khỏi được bệnh.

Cùng quan điểm trên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, viêm loét dạ dày là hiện tượng bong tróc bề mặt niêm mạc dạ dày, bong tróc càng nhiều thì tạo thành các ổ loét ăn sâu vào thành mạch dạ dày và nó có thể gây ra biến chứng nặng. Vì thế, trong điều trị dạ dày việc đầu tiên là làm lành các tổn thương ở dạ dày, làm giảm triệu chứng đau, nôn, buồn ở dạ dày, tá tràng do đó phải đảm bảo nguyên tắc giảm môi trường axit ở dạ dày thấp hơn, môi trường pH ở dạ dày cao lên trên 4 thì mới có thể lành tổn thương.

Do đó, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng làm các yếu tố kiềm tăng lên sẽ trung hòa bớt axit có như vậy có thể giảm yếu tố tấn công vào thành dạ dày, thì tổn thương mới lành sẹo được. Nên , nếu thức ăn quá cứng hoặc quá khô khiến dạ dày phải co bóp nhiều làm tổn thương nhiều hơn các vết thương sẽ khó lành sẹo.

Như vậy vai trò của dinh dưỡng với chất lượng cuộc sống hàng ngày  và với bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Nutricare Gastro – Dinh dưỡng y học cho người viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa đã đồng hành cũng chương trình.

Xem thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại đây: http://bit.ly/2wq0GFG
Hotline tư vấn: 18006011
Facebook: http://bit.ly/2XJqrR6

H.N
Ý kiến của bạn