Hà Nội

Điều trị viêm xoang cho người lớn tại nhà: Dấu hiệu, phòng ngừa và cách chữa hiệu quả

20-10-2021 06:30 | Y học 360

SKĐS - Tại Việt Nam, viêm xoang xảy ra vào lúc giao mùa và hay gặp ở người lớn. Viêm xoang dễ tái phát và phải điều trị trong một thời gian dài. Điều trị viêm xoang tại nhà như thế nào?

Bài viết có sử dụng lại một số thông tin tư vấn chuyên môn của ThS.BS Hà Minh Lợi - Trưởng khoa Viêm xoang - Bệnh viện Tai Mũi Họng TW đã đăng tải trên Báo Sức khỏe & Đời sống tại link dưới đây.
https://suckhoedoisong.vn/truyen-hinh...

Viêm xoang là bệnh gây nên do những tổn thương ở lớp niêm mạc xoang. Lớp niêm mạc thường mỏng và luôn ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ cảm nhận được những thay đổi bất thường trong cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, nếu bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tác hại và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm ổ mắt, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng não, áp xe não,… và một số biến chứng liên quan đến hô hấp.

Viêm xoang: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị tại nhà hiệu quả dành cho người lớn - Ảnh 1.

Viêm xoang là bệnh lý thường gặp khi giao mùa.

1. Viêm xoang và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất mà nhiều người gặp phải là đau nhức vùng trán hoặc đau nhức khu vực gò má. Đi kèm với đó, người bệnh còn có một vài triệu chứng như:

Đau ở xoang: Đau là triệu chứng đặc thù của viêm xoang. Cơn đau có thể xuất hiện ở trán, hai bên mũi, hàm trên hoặc giữa hai mắt. Đôi lúc, những cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhưng chỉ thoáng qua.

Chảy nước mũi: Tình trạng nhiễm trùng xoang sẽ gây ra rất nhiều dịch tiết. Chất dịch xuất phát từ xoang bị nhiễm trùng đôi khi có màu xanh, vàng hay trắng đục sẽ chảy vào mũi, gây ra tình trạng sổ mũi.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chất dịch không chảy vào mũi mà xuống phía sau cổ họng, gây ngứa ngáy hoặc đau họng. Hệ quả là những cơn ho kéo đến vào ban đêm khi bạn nằm ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Giọng nói cũng trở nên khàn hơn.

Nghẹt mũi: Nhiễm trùng gây phù nề vùng xoang và mũi, cản trở đường mũi thở dẫn đến nghẹt mũi. Vì thế, khứu giác sẽ kém nhạy cảm hơn so với người bình thường.

Đau đầu: Liên tục phải chịu áp lực cùng với tình trạng sưng trong xoang là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu. Tình trạng đau nặng nề hơn vào buổi sáng do chất lỏng đã có cả một đêm để tích tụ. Cơn đau đầu cũng trở nên nghiêm trọng hơn khi ở trong môi trường có áp suất khí quyển thay đổi đột ngột (đi máy bay).

Họng bị kích ứng và gây ho: Dịch tiết ra từ xoang rồi chảy xuống sau cổ họng là lý do gây ra những cơn ho dai dẳng, nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Không chỉ gây ho, khi cổ họng bị kích ứng cũng khiến người bệnh khó ngủ. Khi ấy, nằm ngủ ở tư thế ngửa hoặc kê cao gối sẽ giúp giảm tần suất và mức độ ho.

Sốt

Đau tai

Đau răng

Sưng vùng mặt

Hôi miệng

Mệt mỏi

Viêm xoang: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị tại nhà hiệu quả dành cho người lớn - Ảnh 2.

VIêm xoang có những triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

2. Những đối tượng dễ bị viêm xoang

Ai cũng có thể bị viêm xoang vì đây là căn bệnh khá phổ biến, không phân biệt giới tính, độ tuổi… Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc viêm xoang hơn những người bình thường khác:

Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch suy yếu dễ bị vi khuẩn, siêu vi tấn công gây bệnh.

Người có bất thường các cơ quan như: Phì đại cuống mũi, vẹo vách ngăn mũi.

Người thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ.

Người có thói quen hút thuốc…

Một số nhóm người có nguy cơ cao bị lây nhiễm viêm xoang:

Người cao tuổi: Người cao tuổi bước vào giai đoạn lão hóa các cơ quan trong cơ thể, một trong số đó là hệ hô hấp. Lúc nãy, các vách ngăn mũi bị hẹp, cản trở lưu thông không khí. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm xoang, virus gây bệnh có thể dễ dàng tấn công và xâm nhập vào cơ thể, gây viêm xoang cấp ở nhóm đối tượng này.

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa hoàn thiện. Do vậy, rất dễ bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài và dễ dàng bị tấn công bởi virus gây viêm xoang cấp. Chính vì vậy, không nên để trẻ nhỏ tiếp xúc với bệnh nhân viêm xoang.

Phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng của chị em phụ nữ cũng suy giảm. Do đó, đây là nhóm đối tượng rất dễ bị virus tấn công và gây bệnh viêm xoang cấp.

Người có hệ hô hấp nhạy cảm, tiền sử bệnh hô hấp: Người có tiền sử viêm họng, viêm phế quản, hay bị cảm cúm, hắt hơi nhiều sẽ có nguy cơ mắc viêm xoang rất cao. Nhóm đối tượng này thường đã tiềm ẩn một lượng nhỏ virus gây viêm xoang. Do đó, khi tiếp xúc với người bệnh viêm xoang, số lượng virus này tăng lên và gây bệnh viêm xoang cấp.

3. Chữa viêm xoang hiệu quả tại nhà

Cách trị viêm xoang tại nhà mặc dù không cho hiệu quả nhanh chóng, nhưng lại là biện pháp lành tính, an toàn, có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

Dưới đây là một số cách điều trị viêm xoang tại nhà, vừa tiết kiệm, dễ làm mà hiệu quả mang lại cao.

Lá lốt

Hai loại kháng sinh tự nhiên có trong tinh dầu lá lốt là piperin và piperidin có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng viêm xoang và mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Thực hiện: Dùng lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn. Sau đó, lấy nước cốt và nhỏ vào mũi mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần. Một cách khác là bạn vò nát lá lốt rồi nhét trực tiếp vào mũi.

Cây giao

Cây giao còn được gọi là cây càng cua hay cây xương cá. Đây cũng là loại cây dễ tìm và có tác dụng trong việc thông xoang, giảm viêm và giúp lớp niêm mạc mũi nhanh chóng phục hồi.

Cách thực hiện: Lấy cây giao (khoảng 20 đốt), rồi cắt nhỏ và đem đun sôi trong khoảng 10 phút. Dùng khăn sạch trùm đầu và tiến hành xông hơi trực tiếp nước nấu từ cây giao. Bạn tiến hành xông hơi vùng mũi và mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Chỉ nên thực hiện biện pháp chữa viêm xoang này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần.

Nước muối

Đây là cách trị viêm xoang tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả khả quan. Bởi nước muối có tính sát khuẩn tốt nên được dùng nhiều để chữa trị viêm xoang.

Thực hiện: Dùng xi lanh hoặc bình đựng có vòi chuyên dụng để thụt rửa khoang mũi. Đầu tiên, hút đầy dung dịch nước muối vào xi lanh/ bình chuyên dụng. Nghiêng đầu khoảng 45 độ. Sau đó, đặt vòi/ đầu xi lanh vào 1 bên cánh mũi. Tiến hành xịt nước muối vào mũi, đồng thời há miệng và thở bằng miệng. Điều này giúp nước mũi sẽ chảy sang cánh mũi bên kia và thoát ra ngoài. Sau đó đổi sang bên cánh mũi còn lại và thực hiện tương tự.

Viêm xoang: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị tại nhà hiệu quả dành cho người lớn - Ảnh 3.

Người bị viêm xoang nên rửa mũi bằng nước mũi thường xuyên.

Tỏi

Tỏi được biết đến như "thần dược" trong việc trị các bệnh tai – mũi – họng tại nhà. Bởi tỏi chứa nhiều allicin cùng với ajoen, liallyl sulfide có khả năng ức chế mạnh đối với nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh viêm xoang.

Xông mũi với tỏi: Chuẩn bị nồi nước sôi, đập nát tỏi rồi cho vào nồi, đun thêm khoảng 2 phút. Để nước nguội bớt thì tiến hành xông hơi khoảng 15 phút. Thực hiện 2 lần/ngày và chú ý giữ khoảng cách để mặt không bị bỏng hơi nước.

Ăn tỏi sống: Bóc sạch vỏ tỏi, ăn trực tiếp luôn. Mỗi ngày ăn khoảng 2-3 tép

Ngâm rượu tỏi: Lột sạch vỏ 300g tỏi tươi, đập dập và cho vào hũ thủy tinh. Đổ rượu trắng ngập mặt tỏi, ngâm khoảng 10 ngày đến khi rượu tỏi có màu vàng là được. Dùng bông y tế thấm dung dịch rượu tỏi và bôi trong hoặc hoặc ngậm trực tiếp rượu trong họng mỗi ngày.

Tỏi và mật ong: Bóc sạch vỏ tỏi, đập dập hoặc nghiền nát, trộn với 1-2 thìa mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp vào trong mũi để đẩy dịch mũi ra ngoài. Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý.

Tỏi và nghệ: Hòa tan bột nghệ vào nước ấm, nghiền nát tỏi và trộn vào bột nghệ. Uống trực tiếp hỗn hợp mỗi ngày cho đến khi giảm triệu chứng bệnh viêm xoang.

Lưu ý: Cách chữa viêm xoang tại nhà bằng tỏi không nên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi và bà bầu, nhất là uống rượu tỏi.

Chườm khăn ấm

Cách trị viêm xoang tại nhà bằng khăn ấm có thể làm thông đường thở, giảm áp lực và giảm đau nhức mũi.

Thực hiện: Nhúng khăn sạch vào nước ấm, rồi vắt cho ráo nước. Nhanh chóng gấp khăn lại, sau đó đặt lên vùng sống mũi và má. Giữ nguyên khoảng 1 – 2 phút, đến khi khăn nguội, bạn lại tiếp tục nhúng khăn và chườm lên mũi. Kiên trì áp dụng cách chữa viêm xoang tại nhà bằng khăn ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Hoa ngũ sắc

Theo Đông y, hoa ngũ sắc có công dụng tiêu thũng, trừ ứ, nên giúp giảm sưng viêm ở các xoang mũi. Từ đó có thể khắc phục tình trạng nghẹt mũi do bệnh gây ra.

Thực hiện: Hái hoa và vài nhánh ngọn của cây hoa ngũ sắc, đem rửa sạch, rồi cho tất cả vào giã nát. Chắt lấy nước cốt sau đó cho vào một lọ. Có thể dùng lọ nước muối sinh lý đã sử dụng hết. Dùng nước cốt này để nhỏ vào mũi mỗi ngày 3 – 4 lần. Giữ nguyên khoảng vài phút, sau đó xì mạnh để đẩy các chất nhầy ra ngoài.

Viêm xoang: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị tại nhà hiệu quả dành cho người lớn - Ảnh 4.

Mẹo dân gian có tác dụng cao khi điều trị viêm xoang.

Hạt gấc

Hạt gấc đã được dùng nhiều trong y học cổ truyền để chữa bệnh viêm xoang với tên gọi là mộc miết tử. Bởi hạt gấc quy vào kinh can, đại tràng, có công dụng tiêu thũng, giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra,  một số nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, các men photphotoba, invedax trong hạt gấc có thể kháng viêm và làm tan dịch nhầy trong mũi.

Thực hiện: Nguyên liệu: 25 hạt gấc, 1 bình thủy tinh miệng rộng và 300ml rượu trắng. Đầu tiên, nướng hạt gấc cho đến khi lớp vỏ bên ngoài cháy sém, rồi đem giã nhỏ. Cho hạt gấc vào lọ thủy tinh cùng với rượu và ngâm trong 3 ngày. Sau khi hoàn thành quá trình ngâm, bạn lấy một ít rượu hạt gấc chấm lên 2 bên sống mũi và tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng. Để vài phút rồi hỉ nhẹ đẩy dịch nhầy ra ngoài. Duy trì thực hiện 3 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ nên bôi rượu hạt gấc ngoài da, không dùng đường uống.

Nghệ

Nghệ được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt thành phần curcumin trong nghệ có thể giúp chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ các tế bào niêm mạc ở xoang, giảm tình trạng ngứa mũi, nghẹt mũi.

Thực hiện: Cho 1/2 muỗng bột nghệ vào ly nước ấm, sau đó cho thêm 1 muỗng mật ong và khuấy đều. Khi các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn thì dùng để uống. Áp dụng uống nước nghệ, mật ong mỗi ngày 1 ly nước sẽ giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh viêm xoang.

Tinh dầu

Tinh dầu có khả năng giữ ấm cơ thể, an thần, giảm đau và sát trùng đường hô hấp. Bởi vậy cũng có nhiều người sử dụng tinh dầu để chữa bệnh viêm xoang tại nhà và cho thấy hiệu quả khả quan. Một số loại tinh dầu thường được dùng phổ biến như: Tinh dầu khuynh diệp, húng quế, lá tía tô, chanh, hoặc bạc hà,…

Cách thực hiện: Mỗi khi bị nghẹt mũi, bạn đặt lọ tinh dầu lại gần mũi rồi hít thật sâu. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh dầu để cho thêm vào nước khi xông mũi. Một cách khác là bạn nhỏ tinh dầu vào bên mũi bị viêm xoang để làm mềm gỉ mũi, sát trùng và giữ cho niêm mạc mũi không bị khô.

Lá trầu không

Tinh dầu trong lá trầu không có tính kháng sinh mạnh, nhờ vào hoạt chất betel-phenol. Vì vậy, người bệnh có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh viêm xoang nhằm ức chế vi sinh gây bệnh ở đường hô hấp, tiêu sưng và làm thông thoáng mũi.

Thực hiện: Lấy 1 nắm lá trầu đem rửa sạch, rồi để ráo nước. Cho vào nồi đun cùng với 300ml nước. Đợi hỗn hợp sôi khoảng 10 phút (với lửa nhỏ) thì bắc xuống để xông mũi. Thực hiện cách chữa viêm xoang tại nhà bằng lá trầu không 2 – 3 lần/ngày.

Lá húng chanh

Trong tinh dầu lá húng chanh chứa một số hoạt chất có tính kháng sinh mạnh như: Salicylat eugenol, chavicol, colein, phenol. Chúng có khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn khác nhau ở miệng, mũi, họng và cả đường ruột.

Thực hiện: Rửa sạch lá húng chanh và để ráo nước. Cho lên bếp đun cùng với 300ml nước. Đợi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp và đem xông mũi 1 – 2 lần mỗi ngày.

Viêm xoang: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị tại nhà hiệu quả dành cho người lớn - Ảnh 5.

Một số loại lá giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.

Bạc hà

Trong bạc hà chứa các thành phần như L- limonene, L-a-pine, L- methol, methyl acetat đã được nghiên cứu là có tác dụng kháng virus, diệt khuẩn, đồng thời có khả năng ức chế những cơn đau. Dó đó, bạc hà chính là loại dược liệu bạn không nên bỏ qua để giảm tình trạng viêm và đau nhức tại các xoang.

‎Hướng dẫn cách trị viêm xoang tại nhà từ bạc hà: Lấy một nắm bạc hà rửa sạch, để ráo nước. Cho bạc hà vào nồi và đun cùng với 500ml nước sạch. Để sôi khoảng 10 phút với lửa nhỏ thì tắt bếp và đe, xông mũi. Thực hiện cách trị viêm xoang tại nhà bằng bạc hà từ 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý: Cách trị viêm xoang tại nhà bằng bạc hà không được dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi, bởi bạc hà có thể gây ức chế hô hấp, tuần hoàn.

Gừng

Theo y học hiện đại, trong gừng có các hoạt chất liên quan đến piperine và capsaicin giúp tiêu viêm, diệt khuẩn nên có thể dùng để điều trị viêm xoang mũi do dị ứng tại nhà khá tốt.

Thực hiện: Rửa sạch gừng, sau đó thái thành mỏng và ngâm trong nước sôi trong khoảng 5 phút. Tiếp đến, bạn lấy một chiếc khăn sạch thấm nước gừng và đắp lên mũi. Giữ nguyên khoảng vài phút, sau đó tiếp tục thực hiện lại vài lần. Kiên trì áp dụng mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng viêm xoang dần cải thiện.

Massage

Việc massage sẽ giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn. Khi khí huyết lưu thông sẽ giúp các khoang xoang không còn ứ trệ. Vì vậy, đây là biện pháp đơn giản mà bạn nên áp dụng để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi tạm thời do viêm xoang.

Cách massage chữa viêm xoang: Xoa nhẹ 2 lòng bàn tay vào với nhau để làm ấm. Mọi người có thể xoa dầu dừa hoặc dầu oliu lên tay. Dùng ngón trỏ và ngón giữa massage vùng đầu lông mày theo hình tròn trong khoảng 10 lần. Tiếp tục dùng ngón trỏ và ngón giữa vuốt nhẹ từ sống mũi sang gò má để làm nóng xoang mũi, kích thích đào thải dịch mủ trong các hốc xoang. Tiếp đến, dùng ngón trỏ và giữa massage vùng xoang bướm theo chuyển động tròn 20 - 30 lần. Thực hiện các động tác như vậy mỗi ngày cho đến khi giảm các triệu chứng viêm xoang.

4. Những lưu ý khi trị viêm xoang tại nhà

Để cách trị viêm xoang tại nhà đạt hiệu quả tốt, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc tại nhà phù hợp. Điều này sẽ giúp hỗ trợ cải thiện bệnh và ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến biến chứng. Vì vậy, khi bị viêm xoang bạn cần lưu ý:

Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc điều trị, bao gồm: Dùng thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.

Rửa mũi hàng ngày theo hướng dẫn.

Chú ý vệ sinh miệng và họng hàng ngày, đúng cách.

Không để cơ thể bị lạnh và hạn chế tiếp xúc với tác nhân bên ngoài môi trường.

Bên cạnh việc áp dụng các cách trị viêm xoang tại nhà. Người bệnh có thể dùng máy làm ẩm không khí giúp giảm tình trạng ngạt mũi.

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Dưỡng sức trong thời gian bị bệnh, hạn chế lao động nặng hoặc các môn thể thao cần gắng sức.

Đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp: Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung nhiều nước hoặc nước ép trái cây, giúp tăng cường vitamin và nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Viêm xoang: Dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị tại nhà hiệu quả dành cho người lớn - Ảnh 6.

Người bị viêm xoang cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

5. Cách phòng ngừa viêm xoang

Để phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi hình thành và tái phát, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Sử dụng một số vật dụng bảo vệ cơ thể khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là những ngày trời trở lạnh hoặc giao mùa như khẩu trang, áo khóa, mũ, khăn choàng,...

Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển.

Cần hạn chế tiếp xúc với những vùng có nhiều khói bụi, chất thải, khí hôi hay khói thuốc lá,... bởi đây cũng chính là những tác nhân gây hại đến hệ hô hấp nói chung và bệnh viêm xoang mũi nói riêng.

Tránh để mũi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió của điều hào hoặc quạt… vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang.

Đối với người mẫn cảm cần hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.

Khi tắm hoặc đi bơi, nếu không may bị nước chảy vào mũi hoặc tai, bạn cần nhanh chóng xử lý và xử lý đúng cách để tránh làm tổn thương đến vùng xoang.

Chú trọng đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc gây ngứa mũi.

Tăng cường vận động cơ thể để tăng sức đề kháng cũng như cải thiện sức bền của cơ thể, giải tỏa sự căng thẳng.

Tránh căng thẳng, stress hay mệt mỏi quá mức khi làm việc hoặc học tập. Bởi việc căng thẳng quá mức có khả năng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu và rất dễ bị nhiễm trùng. Vì thế, bạn nên biết cách cân bằng mọi thứ, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, dành nhiều thời gian để đầu óc được thư giãn.

Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang. Khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng ban đầu như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, tắc mũi,... cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời, phòng ngừa bệnh chuyển biến sang bệnh viêm xoang mũi.

Diễm Hằng (tổng hợp)
Ý kiến của bạn