Điều trị viêm màng não mủ như thế nào?

29-04-2013 15:55 | Tin nóng y tế
google news

Cháu tôi mới được 6 tháng tuổi, bị sốt cao, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm màng não mủ. Cháu đã được điều trị tại bệnh viện nửa tháng và hiện nay đã hết sốt nhưng vẫn phải tiêm thuốc. Xin hỏi bệnh này có biến chứng không và hãy giúp tôi hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị bệnh? Tôi xin cảm ơn!

Cháu tôi mới được 6 tháng tuổi, bị sốt cao, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm màng não mủ. Cháu đã được điều trị tại bệnh viện nửa tháng và hiện nay đã hết sốt nhưng vẫn phải tiêm thuốc. Xin hỏi bệnh này có biến chứng không và hãy giúp tôi hiểu rõ hơn về các loại thuốc điều trị bệnh? Tôi xin cảm ơn!

Trần Thanh Hằng (TP.HCM)

Viêm màng não là một cấp cứu nội khoa, do đó, cần phải điều trị sớm và tích cực. Nếu điều trị chậm trễ sẽ dễ đưa đến các biến chứng và di chứng nặng nề, nhất là đối với trẻ em. Vấn đề điều trị cần đến những loại kháng sinh diệt khuẩn, được lựa chọn lúc ban đầu dựa vào cơ địa bệnh nhân, dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và dựa vào các yếu tố dịch tễ, trước khi phân lập được vi khuẩn trong dịch não tủy. Nếu điều trị không phù hợp có thể đưa đến những biến chứng thần kinh mạn tính hay gây tử vong cho bệnh nhân, nhất là ở trẻ em. Vì vậy, bệnh viêm màng não cần được chẩn đoán sớm, điều trị tích cực và đúng đắn để tránh được các biến chứng và di chứng, hạ được tỉ lệ tử vong.

Điều trị viêm màng não mủ như thế nào? 1

Vi khuẩn não mô cầu.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng cần lưu ý khi lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm màng não mủ. Trên hết là khả năng đi qua màng não của kháng sinh, tùy thuộc vào tình trạng của hàng rào máu – màng não. Các loại kháng sinh qua màng não dễ là loại kháng sinh có độ hòa tan trong lipid cao, khối lượng phân tử thấp, ít liên kết với protein và độ ion hóa thấp ở pH bình thường. Hoạt tính diệt khuẩn của kháng sinh cũng rất quan trọng, ngoài ra, nồng độ thuốc đưa vào cũng phải rất cao mới đạt được tác dụng diệt khuẩn trong dịch não tủy. Do đó, sử dụng kháng sinh trong viêm màng não mủ cần áp dụng những nguyên tắc: sử dụng sớm, ngay khi có chẩn đoán; lựa chọn loại thuốc thích hợp với độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh; nên dùng loại kháng sinh diệt khuẩn; thuốc phải đạt đến nồng độ diệt khuẩn cần thiết trong dịch não tủy (trong suốt thời gian điều trị, nên tiêm vào tĩnh mạch và không giảm liều dù khi đó bệnh nhân có đáp ứng).

Vấn đề lựa chọn kháng sinh khi bắt đầu điều trị dựa vào tỉ lệ những loại vi khuẩn thường hay gây bệnh theo lứa tuổi hoặc các yếu tố thuận lợi hoặc có thể dùng kháng sinh phổ rộng trong lúc chưa có kết quả cấy dịch não tủy và kháng sinh đồ. Khi đã tìm ra loại vi khuẩn gây viêm màng não thì điều trị đặc hiệu. Điều trị viêm màng não mủ do loại vi khuẩn nào đã có nhiều thay đổi từ khi có sự xuất hiện của dòng beta-lactamase. Nếu viêm màng não mủ do vi khuẩn H.inflenzae thì các loại kháng sinh dòng beta-lactamase, đặc biệt nhóm cephalosporin thế hệ 3 được khuyến cáo sử dụng hàng đầu. Còn với viêm màng não do neisseria meningitides thì kháng sinh được sử dụng là penicillin G hay ampicillin. Có thể dùng chlorampenicol nếu dị ứng với penicillin. Viêm màng não do streptococcus pneumoniae thì kháng sinh hàng đầu được khuyến cáo sử dụng là cephalosporin thế hệ 3. Viêm màng não do listeria monocytogenes thường gặp ở trẻ sơ sinh, người già, người bị suy giảm miễn dịch. Ở trẻ sơ sinh, lựa chọn hàng đầu là ampicillin phối hợp với gentamycin.  

TS. Ngọc Hà



Ý kiến của bạn