1. Các thuốc kháng sinh trị viêm lợi
Kháng sinh được dùng có thể dưới dạng viên uống hoặc gel bôi trực tiếp vào túi nướu. Các kháng sinh dưới đây được ưu tiên sử dụng:
- Metronidazol: Là kháng sinh thuộc nhóm nitronidazole, đặc hiệu trong điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm trùng răng miệng…
Trong điều trị viêm lợi, metronidazole không sử dụng đơn độc mà thường được sử dụng kết hợp với amoxicillin, tetracycline hoặc spiramycin để có quả tốt nhất. Thời gian dùng từ 7-10 ngày.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ: Đau đầu, ăn không ngon, buồn nôn, ợ nóng, táo bón, co giật… Nếu gặp bất thường gì sau khi dùng thuốc nên báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
- Azithromycin: Đây là kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Trong điều trị viêm lợi, viêm nha chu, thuốc được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt là làm giảm viêm rất tốt ở những bệnh nhân nghiện thuốc lá nặng (những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao bị viêm lợi nhiễm khuẩn cao). Bệnh nhân không tự ý tăng/giảm/bỏ liều vì có thể bệnh quay trở lại và khiến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
- Ciprofloxacin: Là một kháng sinh bán tổng hợp, phổ kháng khuẩn rộng thuộc nhóm quinolon. Ciprofloxacin có tác dụng giúp ngăn chặn sự sao chép nhiễm sắc thể và kìm hãm sự sinh sản của tế bào vi khuẩn. Trong điều trị viêm lợi, viêm nha chu... ciprofloxacin có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn A.actinomycetemcomitans - một loại vi khuẩn phát triển chậm nhưng có hại, gây ra bệnh nướu răng rất nguy hiểm.
Tùy tình trạng nhiễm trùng, độ tuổi… bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 2 giờ, uống với nhiều nước.
Lưu ý không dùng cùng thuốc chống toan dạ dày vì có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.
- Clindamycin: Là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid, có tác ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài điều trị nhiễm trùng răng miệng, clindamycin còn được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và tình trạng nhiễm khuẩn khác trong cơ thể.
Để đảm bảo an toàn, chỉ nên uống thuốc này khi có chỉ định từ các bác sĩ.
- Amoxicillin: Là một kháng sinh thế hệ cũ thuộc nhóm penicillin, được sử dụng khá phổ biến trước đây, nhưng hiện nay do tình trạng kháng kháng sinh nên thuốc ít được kê đơn. Thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn, nên amoxicilin được sử dụng trong điều trị viêm lợi, viêm nha chu… nhằm ngăn vi khuẩn sinh sôi và tồn tại, giảm nhiễm trùng.
Thuốc cần dùng trong thời gian 7-10 ngày, tuy nhiên, nên cân nhắc tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi uống thuốc.
- Minocycline: Là kháng sinh thuộc nhóm tetracycline, có dạng uống và dạng bôi tại chỗ. Trong điều trị viêm lợi, viêm nha chu, có thể sử dụng bằng cách đặt thuốc vào túi nha chu hoặc bôi lên vùng viêm lợi ngày 2-3 lần, sau khi đã được làm sạch mảng bám răng, bôi thuốc sau ăn. Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh gan, thận…
2. Các thuốc khác
Ngoài kháng sinh để kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, với bệnh viêm lợi có thể cần sử dụng một số thuốc điều trị triệu chứng sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do viêm nướu. Là một thuốc giảm đau lành tính, nhưng có thể gây ngộ độc nếu dùng quá liều. Thận trọng với người mắc bệnh lý ở gan.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Ibuprofen, diclophenac, meloxicam... giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm nướu răng. Thuốc thận trọng với người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, nên uống thuốc khi no để hạn chế tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
- Thuốc corticoid: Prednisolon, dexamethason... là các thuốc có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng.
Đây là thuốc kháng viêm rất mạnh, tuy nhiên các tác dụng phụ cũng khá nhiều, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc mà phải dùng theo toa, có sự giám sát liều thuốc của bác sĩ.
Mời độc giả xem thêm video:
Dấu hiệu nhận biết ung thư xương - SKĐS