Điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường

19-11-2012 09:21 | Bệnh thường gặp
google news

Đái tháo đường (ĐTĐ) được mô tả trong chứng tiêu khát của y học cổ truyền, với định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc.

Đái tháo đường (ĐTĐ) được mô tả trong chứng tiêu khát của y học cổ truyền, với định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy hóc. Điều trị bệnh này tùy theo các thể chứng bệnh.

Bệnh tiêu khát là do âm hư và táo nhiệt. Hai nguyên nhân này tác động nhân quả với nhau làm tiêu hao tân dịch ở phế vị và âm tinh ở thận, tùy thuộc vào cơ địa vào nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi khác có thể gây bệnh ở thượng tiêu, trung tiêu hoặc hạ tiêu.

Điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường 1

Các bài thuốc

Các bài thuốc này điều trị tùy theo triệu chứng.

Chứng hồi hộp - mất ngủ:

Do âm hư làm tân dịch tổn thương, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, hồi hộp, hay quên, tiêu bón, dễ sinh lở nhọt trong miệng, lưỡi đỏ rêu vàng mạch tế sác.

Phép trị: ích khí dưỡng huyết, tư âm thanh nhiệt.

Bài Thiên vương bổ tâm đơn: gồm sinh địa 30g, ngũ vị tử 6g, nhân sâm 6g, đương quy 15g, huyền sâm 6g, thiên môn 15g, đơn sâm 6g, mạch môn 15g, phục thần 6g, bá tử nhân 15g, viễn chí 6g, táo nhân 12g, cát cánh 6g, chu sa 6g.

Chứng đầu váng mắt hoa:

Nếu là âm hư dương xung: chóng mặt ù tai, đau căng đầu nặng hơn lúc tinh thần căng thẳng, nóng nảy dễ gắt, mồm đắng họng khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền.

Phép trị: bình can tiềm dương.

Bài Thiên ma câu đằng ẩm gồm thiên ma 9g, thạch quyết minh 18g, câu đằng 12g, tang ký sinh 12g, hoàng cầm 9g, sơn chi 9g, ngưu tất 12g, ích mẫu 9g, đỗ trọng 12g, phục thần 9g.

Nếu là đàm trọc: váng đầu, buồn ngủ, ngực bụng đầy tức, ăn ít buồn nôn, lưỡi nhạt rêu nhớt, mạch hoạt.

Phép trị: hóa đờm giáng nghịch.

Bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang: bán hạ 10g, trần bì 6g, bạch truật 20g, phục linh 6g, thiên ma 6g, cam thảo 4g.

Trường vị táo thực:

Chứng nhọt, loét lở thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.

Phép trị: thanh nhiệt giải độc.

Bài Ngũ vị tiêu độc ẩm: kim ngân 20g, huyền sâm 15g, cúc hoa 20g, hạ khô thảo 15g, bồ công anh 15g.

Chân tay tê dại:

Mệt mỏi, cơ teo, đầu chân tay tê dại đi không vững, lưỡi nhợt, rêu mỏng vàng, mạch tế sác.

Phép trị: dưỡng âm thanh nhiệt, bổ huyết thông lạc.

Bài Tứ vật ngũ đằng thang: sinh địa 20g, đương quy 10g, bạch thược 12g, xuyên khung 10g, kê huyết đằng 12g, lạc thạch đằng 10g, nhẫn đông đằng 10g, câu đằng 10g.

Kinh nghiệm dân gian

Bài thuốc kinh nghiệm:

Khổ qua 55g; ô rô 25g; lá đa 20g.

Công thức trên đã được nghiên cứu từ thực nghiệm đến lâm sàng, với liều lượng trên có thể dùng mỗi ngày cho bệnh nhân ĐTĐ kèm biến chứng nhiễm trùng tiểu, viêm  họng mạn.

Kết quả nghiên cứu ghi nhận bài thuốc có tác dụng hạ đường huyết đối với bệnh nhân có đường huyết lúc đói > 120mg% nhưng dưới < 190mg% sau 4 tuần dùng thuốc. Ngoài ra đối với bệnh nhân có lượng đường cao hơn có thể phối hợp với các thuốc hạ đường huyết tây y, khi đường huyết đã ổn định tiếp tục dùng không ghi nhận tác dụng gây hạ đường huyết.

Những kinh nghiệm dân gian khác:

Bí đao: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống thường xuyên hàng ngày.

Rau cần tây: 100g nấu sôi, giã nát vắt nước uống ngày 2 lần.

Rau đắng đất: ăn cơm hàng ngày.

Củ cải 5 củ, gạo tẻ 150g: củ cải nấu chín vắt lấy nước cho gạo vào nấu ăn thường xuyên.

Trái khổ qua 250g, thịt 100g: nấu canh ăn.

Tụy heo 250g, hoài sơn 120g, thiên hoa phấn 120g: tụy heo giã nát trộn với bột thuốc.

Vỏ trắng rễ dâu, gạo nếp rang phồng mỗi thứ 50g: sắc uống hàng ngày. 

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ


Ý kiến của bạn